Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 18/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nhịp thời gian trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thời nay khi các phương tiện giao thông hiện đại rút ngắn khoảng cách trong không gian nên cảm quan về sự xa cách có lẽ đã khác nhiều với xưa kia. Tuy nhiên ý niệm về thời gian, dù là thời gian vật lý, thời gian sinh học hay thời gian tâm trạng e rằng khó thay đổi hơn. Trong văn chương điều này thật thú vị, chẳng hạn khi đọc lại tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Thời gian thường hiện hữu trong nhiều bài thơ của thi nhân gắn với những vui buồn, kỷ niệm, dự cảm và chiêm nghiệm về thế thái nhân tình, về số phận con người: Chiều xuânDù năm dù thángMột ngày bỗng nhớ một ngàyTôi sẽ là mùa thuTôi lại hát như thời trai trẻTôi sẽ là mùa thuMùa xuân anh trở lạiĐêm quaBên kia những ngày thườngBốn mùaNgàn năm tóc bay

Một số tập thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Một số tập thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong thơ ông, “thì” tương lai thường hứa hẹn những điều tốt đẹp, điều đó cũng dễ hiểu bởi nhà thơ là con người nhập thế mang hoài bão đấu tranh cho một quê hương đất nước tốt đẹp hơn trong mai hậu. Trong bài thơ Bản giao hưởng một ngày đang tới tác giả dự phóng tương lai gần đẹp đẽ: Từ ven trời xa thẳm mấy nghìn năm / Tiếng chim Lạc báo tin mùa xuân lớn / Một mùa xuân từ nay sẽ dài vô tận / Tôi biết rằng những đêm hội mùa xuân / Cửa để ngõ không có người đứng gác.

Trong bài Mùa xuân anh trở lại người thơ từ hiện tại như bước vào dĩ vãng, cơ hồ hóa thân vào cây cỏ núi rừng, vào những hồi ức đã hóa thành trai ngọc, thi vị nên thơ mà vắng xa như cổ tích nhiệm màu, tái sinh những điều không thể mất đi, như những gì bất tử: Mùa xuân này anh trở lại A Sao / Trong nỗi nhớ cánh rừng đã chết / Trong kỷ niệm hăng nồng mùi hóa chất / Chim phượng hoàng từ ấy đã bay xa… / Mùa xuân về sau những chuyến đi xa / Anh gặp lại nồng nàn, tươi thắm / Chợt giật mình những tháng năm lơ đãng / Anh biết đâu em khóc em cười.

Cũng bước chân vào hoài niệm, một thời thanh xuân tràn đầy nhựa sống và hừng hực khí thế lên đường. Một quá vãng khét nồng mùi đạn bom, thuốc súng mà vẫn thanh lọc, đẹp tươi trong rạng rỡ của một bóng hồng. Như một tráng sĩ thời nay ứng nghĩa xông pha mà vẫn không thôi lãng mạn về một hồng nhan tri kỷ: Năm xưa thời tuổi trẻ ngang tàng / Ta hát vang bài tình ca trong gió / Gửi trời đất, gửi riêng ta nỗi nhớ / Ta khắc tên em trên gốc cây thông / Rồi ta đi mê mải phong trần… / Gió cuồng lên hoang dại thưở ban đầu / Ta lại hát như thời trai trẻ / Bản tình ca qua một đời dâu bể / Bay tìm em không biết tận phương nào (Ta lại hát như một thời trai trẻ).

Bên kia những ngày thường có thể coi là “thì" hiện tại đan xen với “thì” quá khứ trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là khi đất nước dù hòa bình nhưng vẫn còn gian lao, cuộc sống bao người vẫn còn vất vả. Để có một tâm thế vững vàng, cần lắm sự cân bằng tâm trạng để giữ cho tổ ấm được thăng bằng: Cũng đôi khi bạn bè gặp gỡ / Em rót cho anh ly rượu đầy / Em cho anh một chiều thong thả / Chỉ nhắc anh đừng say / Không đâu em trong ly rượu này / Anh vẫn nghe vị chát của những rễ cây dại / Của ngọn cỏ hoang nào anh không biết tên / Bạn bè anh đã ăn qua những năm đói / Bao năm qua anh uống nước suối trong rừng.

Với tình cảm riêng tư, tình yêu đôi lứa, thì thời gian hiện ra với gương mặt trầm tư, u buồn và thánh thiện, đẹp tựa hoa phù dung lại mong manh sương khói như kiếp phù du. Kể cả các vì sao và thậm chí vũ trụ cũng chơi vơi, nhỏ bé trong cuộc vô thường, chỉ còn lại tình yêu là đích thực và hy vọng sẽ là vĩnh cửu như: Mặt trời nhiều khi phập phồng hơi thở / Mê man nhớ những tinh cầu, để rồi trôi đi, trôi đi như một phát hiện nhân văn: Những hành tinh ngẫm rồi thấy lạ / Bềnh bồng mà vẫn theo nhau / Anh với em, ừ thì cũng lạ / Bềnh bồng cho tới mai sau (Bềnh bồng cho tới mai sau).

Đêm qua là một khúc ngâm lục bát đậm chất liêu trai, mộng mị, một nghi lễ tâm hồn của nhà thơ khi thắp hương lòng mà xông trầm ký ức, một ký ức vắng xa và huyền nhiệm, một thi phẩm hàng đầu của thi nhân dường như đã vận vào phận số đời ông: Thôi em cảm tạ con người / Đã yêu đã ghét giữa đời vắng không / Đêm qua rơi xuống cội lòng / Vàng im ngọn lá ngô đồng thiên thu… Bây giờ đã hết trò chơi / Đã tàn cuộc rượu cho người ra đi / Đêm qua chẳng biết làm gì / Muốn tìm về gã Trương Chi nghe đàn

Bài thơ Dù năm dù tháng là một cảm nghiệm đặc sắc, một nếm trải thời gian mang tính tổng kết cuộc đời, hay, lạ và gần như một công án thiền, một cảnh giới trong thơ, tiêu biểu cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường: Anh hái cành phù dung trắng / Cho em niềm vui cầm tay / Màu hoa như màu ánh nắng / Buổi chiều chợt tím không hay / Nhìn hoa bâng khuâng anh nói / Mới thôi mà đã một ngày… Rồi cứ thế bài thơ như những cột mốc thời gian, đánh dấu từng tháng, từng năm: Sẽ đến một ngày trắng tóc / Nhưng lòng anh vẫn không nguôi / Thời gian sao mà xuẩn ngốc / Mới thôi đã một đời người

Thời gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường nhiều hình, nhiều vẻ và cũng đầy phong vị. Cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu thì thi ca của ông vẫn thanh tân, diễm lệ, vẫn nặng lòng với cuộc đời, và vẫn tin yêu con người ngay cả khi nghĩ rằng mình sẽ phiêu bạt về miền mây trắng…

    P.X.D

PHẠM XUÂN DŨNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 352

Mới nhất

Ra mắt tập sách “Thành Cổ Quảng Trị, một số câu chuyện linh thiêng và xúc động”

25 Phút trước

TCCVO - Ngày 18/10, tại thị xã Quảng Trị, UBND thị xã Quảng Trị tổ chức giới thiệu tập sách “Thành Cổ Quảng

Đêm lạ nhà

9 Giờ trước

Mẹ con Hoài xuống sân bay chừng mười giờ tối, thêm một cuốc xe hơn chục cây số nữa thì về đến nhà Sơn - cậu em họ bên chồng. Hai đứa con gái vốn quen đi tàu xe từ bé nên rất ngoan.

Món quà trời ban

9 Giờ trước

Xe dừng. Hai cô gái sinh viên đứng chần chừ ngó nghiêng vô chiếc xe chật ních. Một cô kéo bạn bảo thôi, chờ xe sau. Cô kia tỏ ra hiểu chuyện giục bạn mình lên cho rồi “mấy ngày này lễ, xe nào cũng thế.”

Lời thương không nở trên môi

9 Giờ trước

Bữa nọ, bạn rủ tôi đi cà phê. Bạn không có thói quen đi cà phê buổi tối, nhưng thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Và ngoại lệ ấy, hẳn trĩu nặng những nỗi niềm.

Về nhà nhớ mang quà vô nghe

17/10/2024 lúc 08:17

Tôi nhớ trong phim “Phía trước là bầu trời” (đạo diễn Đỗ Thanh Hải) có cảnh thế này, khi người chị trong xóm trọ sau những ngày về quê lên, vừa tới cổng, các em trong xóm trọ đã chạy ùa ra đón. Đứa nào đứa nấy hỏi rối rít chị có đem quà lên không, rồi tranh nhau mở cái túi chị cầm, lục trong đó ra đùm bánh trái quê chia nhau. Bộ phim ấy đã chiếu cách đây hơn hai mươi năm, gợi nhớ ký ức của bao người về một thời sinh viên, thời đi ở trọ. Xem lại cảnh phim đó khiến tôi nhớ đến những năm tháng sống xa nhà, mỗi lần thông báo sẽ về quê, bạn bè em út trong xóm trọ lại nhắn nhủ “về nhà nhớ mang quà vô nghe”. Nghe thân thương, gần gũi chi lạ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

19/10

25° - 27°

Mưa

20/10

24° - 26°

Mưa

21/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground