Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 22/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ký ức Việt Minh qua âm nhạc

Việt Minh được thành lập vào tháng 5 năm 1941. Thế hệ tôi chỉ biết Việt Minh qua sách vở và người lớn tuổi kể. Sau này ở làng tôi, những người cùng thế hệ ba mẹ tôi vào tuổi trung niên bao giờ gặp nhau hàn huyên cũng nhắc lại thời Việt Minh. Mỗi lần nhắc, đều hát những bài hát xưa cũ, có bài bây giờ còn nghe nhưng có bài hồ như không tìm lại được dấu vết, cả trong sách vở lẫn trên mạng Internet.

Hẳn nhiên, giai đoạn kháng chiến 9 năm (1945 - 1954), âm nhạc kháng chiến như dòng sông chảy ào ạt. Đây là giai đoạn kế tiếp của những thành công khai sinh ra dòng Tân nhạc Việt Nam. Thừa hưởng thành quả này cộng với khí thế cuồn cuộn của thời cuộc đã mang lại âm hưởng mạnh mẽ, nhiều sắc thái, hào hùng có, trữ tình có, lãng mạn có, bi tráng có trong rất nhiều ca khúc. Tôi sẽ không nhắc lại những ca khúc nổi tiếng còn vọng mãi đến bây giờ, những ca khúc của Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Phạm Duy, Đỗ Nhuận, Văn An, Hoàng Việt như Sông Lô, Người Hà Nội, Chiến thắng Điện Biên, Bên cầu biên giới, Về Tây Bắc, Tiến về Hà Nội… Chỉ muốn nhắc lại một mảnh ký ức Việt Minh nghiêng về những ca khúc ít người biết, ít người nhớ. Cả tôi, khi lớn lên, bỏ công tìm hiểu cũng chỉ có một vài thông tin ít ỏi.

Ca khúc "Sơn nữ ca" của nhạc sĩ Trần Hoàn

Ca khúc "Sơn nữ ca" của nhạc sĩ Trần Hoàn

Ba tôi chơi ghi-ta theo kiểu học lóm. Nghĩa là ông không biết đến hợp âm, chỉ biết dùng phím gảy nốt. Tôi ngày nhỏ nghe ba tôi đàn hát nhiều bài hát Việt Minh mà các bạn trẻ bây giờ nghe ca từ và khúc thức chắc sẽ thấy lạ lẫm vô cùng. Một trong những bài như thế là bài Nhớ chiến khu của Đỗ Nhuận. Xin trích lời bài hát ra đây: Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều / Bên đèo lắng suối reo ngàn thông reo / Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều / Bên đèo đoàn quân reo, đạn bay vèo / Hôm nay đây vai vác súng, trông mây trăng gió buồn đứng / Chiều vàng nhớ núi rừng / Tiến! Tiến! Lời hô vang, bên ngàn còn dư vang / Máu thắm còn hư loang, trên ngàn còn đỏ hoang / Hỡi chiến sĩ đoàn chinh phu với chiến khu / Hãy quay về đem xương máu ngăn quân thù / Hỡi chiến sĩ đoàn chinh phu với chiến khu / Hãy quay về đem xương máu rửa quốc thù / Tiến quân hò dân hò xa / Khắp muôn trùng ầm chiêng trống / Tiếng quân hò, dân hò vang trên đường xa / Chiều nay xa chiến khu trên đường về / Sương chiều lác đác rơi, trời dần tối / Rừng sâu xa, núi cao cao mờ / Tiếng quân hò lời chưa dứt, dưới bóng cờ / Thôi chia ly, vai vác súng, trông mây trăng gió buồn đứng / Chiều vàng nhớ núi rừng.

Ca khúc Chiến sĩ vô danh của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1946 cũng thường được ba tôi ôm đàn nắn nót. Đây là ca khúc ít người biết. Lời ca khúc: Mờ trong bóng chiều / Một đoàn quân thấp thoáng / Núi cây rừng, lắng tiếng nghe hình dáng của người anh hùng / Lạnh lùng theo trống dồn / Trên khu đồi hoang / In trong chiều buông / Xa biên khu trong một chiều sương âm u / Âm thầm chen khói mù / Bao oan khiên về đây hú với gió / Là hồn người Nam nhớ thù / Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn / Muôn lời thiêng còn vang / Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng / Sầu hận đời lấp tan / Gươm anh linh đã bao lần vấy máu / Còn xác xây thành, thời gian luống vô tình / Rừng trầm phai sắc / Thấp thoáng tàn canh / Hỡi người chiến sĩ vô danh.

Một ca khúc ít người biết nữa là ca khúc Đường rừng của nhạc sĩ Trần Hoàn. Lời ca khúc: Đường dài trập trùng, băng qua ngàn sương, ai đi qua bên đường dừng chân ghé qua đêm rừng / Đường rừng còn dài, xa xa đồi mơ, đây con sông uốn mình đợi chờ khách qua / Dừng dừng mái chèo, cô em lại đây, cho tôi nhắn đôi lời hỏi về biên khu / Đây đi vô trong Nam, đây đi ra ngoài Bắc, đường rừng xa lắc, còn đi mấy ngày / Non xanh cao bao la, chạy quanh thêm gập ghềnh xa / Băng chông gai ta đi, lời thơ đang còn trên môi / Sương rơi mênh mông, đêm mờ mờ tối, đàn chim tung cánh bay về / Hờ, hớ / Trèo đèo Ba Rền (Lời 2: Trèo đèo U Bò)băng qua Nhã Nam, khi đất nước đang còn chịu bao xót xa, điêu tàn / Đường dù có dài, non kia dù cao, nhưng không sao ngăn được bàn chân tiến quân / Đường về Ba Lòng, đi vô Thừa Thiên, qua bên kia mé rừng, đường về quê hương / Ơi sông Ô yêu thương, ơi sông Hương trìu mến, đường cùng ta tới chiến thắng.

Giáo sư Dương Viết Á từng kể lại thời ông theo cha lên học trung học ở Tuyên Hóa (Quảng Bình). Bấy giờ thân phụ của GS. Dương Viết Á là Dương Viết Nặc được Tỉnh ủy Quảng Bình cử lên làm Bí thư huyện ủy Tuyên Hóa thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp (1947 - 1950). Ngôi trường trung học Phan Bội Châu ở huyện Tuyên Hóa là trường trung học duy nhất ở tỉnh Quảng Bình, địa bàn Tuyên Hóa cũng được xem như là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình nên cũng là trung tâm văn hóa, văn nghệ của tỉnh. Do đó, các đoàn văn công, văn nghệ, văn nghệ sĩ từ Thanh Nghệ vào Bình Trị Thiên đều dừng lại ở đây biểu diễn văn nghệ hoặc nói chuyện kháng chiến. “Giáo sư Dương Viết Á còn nhớ như in cái cảnh dưới một mái lá - trụ sở của Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Bình ở Còi, các anh, các chị trong cơ quan tập hát bài Đường rừng:… “Trèo đèo U Bò, băng qua Nhã Nam"…, những địa danh đã đi vào bài hát và ông cũng đã nhiều lần đi qua đó mà nghe xao xuyến cả tâm can!” (Nhạc sĩ Trần Hoàn và duyên nợ với miền sơn cước Tuyên Hóa - Nhạc sĩ Dương Viết Chiến).

Ca khúc Bông lau rừng xanh pha máu của Phạm Duy sáng tác năm 1947: Bông Lau! Bông Lau rừng xanh pha máu / Biên cương lưu danh nghìn đời về sau / Khi quân ta tiến ra, vung gươm lên chói lòa, là quân Pháp một đi không trở về / Bông Lau! Bông Lau rừng xanh pha máu / Biên cương lưu danh ngàn đời về sau / Khi quân ta tiến ra, như phong ba oán thù / Là quân Pháp một đi không trở về / Bông Lau! Bông Lau rừng xanh pha máu / Hương thơm sơn khê toàn dân yêu dấu / Khi quân ta tiến ra, như phong ba oán thù / Là quân Pháp một đi không trở về / Bông Lau! Bông Lau rừng mồ chôn quân Pháp / Biên cương ghi danh ngàn đời về sau / Khi dân nghe súng vang, quân ta đang giết thù / Mừng chiến sĩ Việt Nam lập công.

Mẹ tôi không biết đàn ghi-ta. Thời Việt Minh, là con gái mẹ tôi tham gia các đội múa, nhảy sạp nên những ca khúc mẹ tôi còn nhớ đa phần sắc thái tươi vui, nhí nhảnh. Dĩ nhiên nội dung các ca khúc vẫn ca ngợi cách mạng Việt Nam, ca ngợi các nước trong phe XHCN cùng chí hướng. Tôi nhớ mẹ tôi thường hát bài Mùa hoa nở của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác năm 1951. Ca từ bài hát có Lời 1: Dân Liên Xô vui hát trên đồng hoa / Đây bao la hương sắc hoa chan hòa / Hoa tươi trong mùa xuân nhân loại / Hoa vươn trong lòng người công nhân / Gió đưa hoa về ngập miền dân chủ, cánh hoa muôn màu đẹp đời tự do; Lời 2: Kia Đông Âu ai hát trong rừng hoa / Đây Trung Hoa muôn đóa hoa tươi màu / Hoa lan sang Triều Tiên khói lửa / Hoa ươm trên đồng Việt Nam ta / Đó đây vang lời diệt tan/(chặn tan) quân thù / Sớm mai thanh bình còn nhiều đồng hoa.

Nhưng ca khúc này, mẹ tôi hay hát và tôi thuộc một đoạn ca từ (có thể cả bài) nhưng dù cố công vẫn không tìm ra tên bài hát và người sáng tác. Nội dung như sau: Thắm thiết tình Việt - Trung - Xô / Đế quốc tràn đầy mối lo / Đó là tình người lao động / Mối tình tràn ngập núi sông / Gắng công xây đắp tình Việt - Trung - Xô… Hay như một ca khúc ca ngợi Trường Chinh, tôi tìm khắp mà không có thông tin, chỉ nhớ hai câu: Ta hoan hô người anh cả Trường Chinh / Quên gian lao tranh đấu vì cần lao. Đèo cao ta sá chi / Vực sâu ta cứ đi...

Kể thêm rằng, sau 1975, cả nước bước vào phong trào Hợp tác hóa, khắp nơi thành lập Hợp tác xã gồm các đội, tổ sản xuất theo kiểu tập thể. Văn hóa, văn nghệ thời ấy thường là tự biên, tự diễn, “hát cho nhau nghe” là chính. Và đêm vui nào, thế hệ cùng các bà, các o độ tuổi xê xích tuổi mẹ tôi thường có tiết mục nhảy sạp. Cách biểu diễn là từng đôi một ở hai phía đối mặt nhau, cầm hai đoạn tre dài cỡ thân người, nhịp xuống đất theo điệu nhạc, kết thúc một nét nhạc thì chập hai đoạn tre vào nhau tạo nên tiếng động vui tai. Cùng lúc là từng đôi một, thường là nam và nữ, cầm tay nhau nhảy qua các đoạn tre. Nhảy duyên dáng và khéo léo để khi hai đoạn tre chập vào nhau thì chân của người nhảy cũng vừa ở trên không. Âm nhạc đơn giản, chỉ một khúc thức lặp đi lặp lại, người chơi hát theo bằng miệng: Sòn sòn sòn đô sòn / Sòn sòn sòn đô rê / Rê rê rê mí đồ rê / Rê rê rê mí đồ la / Đố là đố là sòn la / Đố la đố la son rề / Son rề son rề sòn la / Son là son là đố đố... Cũng có khi vừa nhảy sạp vừa hát theo nhịp, bài hát tôi hay nghe, giờ tìm hiểu cũng không biết của ai, tên bài hát là gì. Chỉ nhớ lời ca đơn giản, có vài câu: Từng đàn bướm bướm xinh / Tung tăng bướm bay vờn / Tây Bắc tiếng cười vang / Suối tươi gieo màu nắng vàng / Một đoàn bộ đội dân quân / Nắm tay ta cùng liên hoan… Riêng bài nhạc Sòn sòn sòn đô sòn, sau này đọc tài liệu mới biết đó là một điệu nhạc dùng để múa sạp của người Thái miền Tây Bắc có cải biên. Và người nhận mình đã cải biên, ký âm điệu nhạc ấy là nhạc sĩ Mai Sao. Ông nhạc sĩ này đã kể lại: “Số là sau chiến thắng Hòa Bình Đông Xuân 1951 - 1952, anh em văn công lượm được điệu múa sạp của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Mai Sao là người lồng ghép nhạc cho điệu múa này. Nhưng khi xem múa, nhà thơ Hoàng Cầm khi đó là Trưởng đoàn văn công Việt Bắc nói với nhạc sĩ Từ Phác lúc đó là Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị: Nghe thấy loáng thoáng có chỗ là âm điệu cò lả, có chỗ lại trống quân là những điệu dân ca quá quen thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ của người Kinh. Đệm cho điệu múa của người Thái ở Tây Bắc như vậy không ổn, chẳng khác gì để các cô gái Thái đội nón thúng quai thao, mặc áo tứ thân”. Từ Phác thấy đúng bèn giao nhiệm vụ cho Mai Sao lúc này là diễn viên hát trong Đoàn văn công Tổng cục Chính trị tìm hiểu về dân ca Thái để soạn nhạc đệm cho điệu múa sạp này… Ông đắm mình vào nhiều làn điệu của dân tộc này và cuối cùng đã viết nên bài Sòn sòn sòn đô sòn trên” (Dẫn theo Nhạc sĩ thầm lặng và sáng tác để đời của Nguyễn Đình San).

Vậy đó, ký ức Việt Minh của thế hệ ba mạ tôi, một cách gián tiếp đã truyền qua thế hệ tôi bằng con đường âm nhạc, dù đó chỉ là những ca khúc mà ca từ đôi khi đã tam sao thất bản. Thật ra, còn một dòng âm nhạc nữa đó là những ca khúc đồng quê mà một nhạc sĩ đồng hương Quảng Trị khác cũng rất nổi tiếng sáng tác, được nhiều người ghi nhớ và hát. Đó là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với loạt bài Gạo trắng trăng thanh; Em gái vườn quê… Ca từ và giai điệu trong âm nhạc Hoàng Thi Thơ luôn phảng phất hình ảnh cánh đồng, hàng cau, mái tranh, giếng nước. Tôi nghĩ, những người tham gia kháng chiến, khi ở rừng, trong chiến khu sẽ phải vịn vào những câu hát này để mơ về một ngày chiến thắng, trở lại nhà xưa, vườn cũ, sống một đời mới thanh bình. Còn dài thêm, nếu phải kể thêm những ca khúc của Phạm Duy đầy hơi hướng dân ca, một Lê Văn Thương đượm màu sử thi trong Hòn Vọng Phu, Lê Mộng Nguyên lãng mạn với Trăng mờ bên suối

Trong nghiên cứu và phân kỳ lịch sử âm nhạc cụ thể là mảng sáng tác ca khúc, tôi không rõ các nhà nghiên cứu có khoanh vùng địa hạt âm nhạc thời kỳ Việt Minh hay không. Nhưng với riêng tôi, ký ức âm nhạc về Việt Minh đã làm giàu có thêm tâm hồn yêu văn chương, chữ nghĩa, hiểu thêm một giai đoạn lịch sử trọng đại của đất nước. Và như thế lịch sử cũng không mất đi, không dừng lại, không hóa thạch. Đó là lịch sử của những gì sống động, chuyển hóa và nuôi dưỡng tình cảm của những thế hệ tiếp nối.

                                                                                                              P.X.H

PHẠM XUÂN HÙNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 364

Mới nhất

Nghệ thuật bắt đầu từ một căn cước văn hóa

15 Giờ trước

Nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, đồng thời tái hiện chúng trong một hình thức mới gắn liền với hội họa và xã hội hiện đại. Qua đó, nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng thông qua các tác phẩm, và chính những tác phẩm này góp phần tôn vinh, quảng bá văn hóa rộng rãi hơn. Như vậy, nghệ thuật đóng vai trò kép: vừa là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa cổ xưa, vừa là cầu nối để những giá trị đó được tái hiện trong bối cảnh hiện đại.

Rắn trong quan niệm văn hóa và hình tượng nghệ thuật

14 Giờ trước

Con rắn là hình tượng có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa nhân loại. Từ phương Đông đến phương Tây đều có những huyền thoại về loài vật này. Tùy đặc điểm văn hóa của từng quốc gia, khu vực, con rắn có biểu tượng, ý nghĩa khác nhau. Trong tâm thức của người Việt, rắn là một loài không mấy thân thiện, thậm chí là con vật gây nguy hiểm cho con người. Thế nhưng, có lẽ vì sợ nên rắn lại là loài vật được thần thánh hóa, hoặc được hoán dụ thành các hình tượng trong nhiều bộ môn nghệ thuật.

Khát vọng mùa xuân: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

14 Giờ trước

Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới hứa hẹn với bao khát vọng, một sự khởi đầu tốt đẹp khi thiên nhiên rạo rực non tơ đâm chồi lộc mới, khi lòng người hồ hởi với bao náo nức trước những thành quả đã đạt được qua một năm. Đó chính là những tiền đề đặt ra và kế tiếp hành trình phát huy sức mạnh tiềm năng với bao dự cảm lớn lao, với bao niềm tự hào hứng khởi.

Khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025

11 Giờ trước

Sáng ngày 21/1, tại Trung tâm VHTT-TDTT huyện Hải Lăng, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Hải Lăng tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Mừng Đảng - mừng Xuân - mừng quê hương đổi mới”.

Báo Quảng Trị tổng kết công tác năm 2024

19/01/2025 lúc 00:13

Sáng ngày 18/1, Báo Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đã đến dự.

Ấm áp phiên chợ “xuân biên phòng - ấm lòng dân bản” năm 2025

18/01/2025 lúc 23:01

TCCVO - Ngày 18/01/2025, tại Chợ phiên biên giới Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo (BĐBP Quảng Trị) phối hợp với các đơn vị và chính quyền địa phương trên địa bản tổ chức Chương trình Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” năm 2025 cho nhân dân hai bên biên giới. Tham dự Chương trình có đồng chí Thượng tá Hồ Phú Vinh - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Trị, Đồng chí Trần Bình Thuận - Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Thượng tá Phan Mạnh Trường - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (mở rộng) cuối năm 2024

18/01/2025 lúc 21:55

TCCVO - Sáng ngày 17/01/2025, tại Hội trường Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng phiên cuối năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của các Ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại diện các phân hội chuyên ngành; lãnh đạo Tạp chí Cửa Việt; chuyên viên Tổng hợp - Hành chính; chuyên viên theo dõi sáng tác, hội viên.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

23/01

25° - 27°

Mưa

24/01

24° - 26°

Mưa

25/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground