20/10/2023 lúc 11:01
09/01/2025 lúc 15:22
Bến đò Tùng Luật thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương 7 km về phía đông và cách cầu Cửa Tùng 2 km về phía tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B - một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
09/01/2025 lúc 15:11
Các công trình kiến trúc tiêu biểu và những dấu ấn lịch sử, văn hóa
Các công trình kiến trúc văn hoá tiêu biểu
Cũng như bao làng quê khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân làng Diên Sanh sau khi đã ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới với vô vàn những gian nguy vất vả, họ cũng đã sớm thích nghi với điều kiện hoàn cảnh để cùng nhau chung sống, lao động và định hình nên một làng quê hoàn chỉnh. Đặc biệt, họ đã chắt chiu, dành dụm và sớm xây dựng nên một thiết chế văn hoá. Đó chính là những công trình kiến trúc tín ngưỡng lần lượt ra đời, hiện hữu và tồn tại qua hàng thế kỷ cho đến ngày nay, hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa của một làng quê truyền thống mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Đây chính là những dấu ấn lịch sử và văn hoá mà con người Diên Sanh đã dày công tạo dựng, tô bồi qua bao đời.
09/01/2025 lúc 10:38
Quá trình hình thành và sự thay đổi địa danh địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Từ xa xưa trong lịch sử, trước khi thuộc về người Việt (nửa đầu thế kỷ XIV) thì mảnh đất Quảng Trị nói chung, làng Diên Sanh ngày nay nói riêng vốn là một phần đất của châu Ô, nằm trong lãnh thổ của vương quốc cổ Chămpa. Năm 1306, sau khi công chúa Trần Huyền Trân lấy vua Chămpa là Chế Mân (Jaya Shimhavarman III) thì phần đất từ phía nam sông Hiếu (Quảng Trị) đến bắc sông Thu Bồn (Quảng Nam) thuộc về lãnh thổ của Đại Việt. Châu Ô được đổi thành Châu Thuận trong đó có phần đất phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Lúc bấy giờ, làng Diên Sanh nằm trong châu Thuận. Hết thời nhà Trần, sang thời nhà Hồ, thời thuộc Minh và đầu thời Lê sơ, làng Diên Sanh thuộc huyện An Nhân/An Nhơn thuộc châu Thuận, trấn/phủ/lộ Thuận Hóa.
09/01/2025 lúc 10:25
Công tác văn hóa là lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi cán bộ văn hóa, những người làm văn hóa phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Đó là chưa kể những đòi hỏi sâu rộng, bao quát khi làm văn hóa. Không gì khó bằng làm văn hóa, phát huy, gìn giữ văn hóa truyền thống lại càng khó khăn hơn, nhất là trong xu thế hội nhập, phát triển hiện nay làm cho những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng mai một. Đặc biệt là văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị.
12/11/2024 lúc 09:52
Bích La Đông là một trong những làng nổi tiếng của Quảng Trị, có bề dày văn hóa và lịch sử, là vùng đất địa linh nhân kiệt vì đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho quê hương đất nước.
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Bích La có nguồn gốc sơ khai tên là Hoa La, thuộc huyện Hải Lăng (gồm 49 xã trong đó có xã Hoa La), phủ Triệu Phong(1).
17/10/2024 lúc 10:37
Sinh sống trong điều kiện môi trường núi rừng, cuộc sống của người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi/Pa Kô chủ yếu dựa trên canh tác lúa nương và săn bắn hái lượm, một cách thức sinh tồn cơ bản, phổ biến và kéo dài. Chính vì thế, trong đời sống của họ cũng như của các tộc người bản địa khác sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung vẫn còn những tập tục phản ánh nhiều dấu ấn của xã hội thời kỳ nguyên thủy, biểu hiện rõ nét nhất qua chu trình sinh trưởng của cây lúa.
16/10/2024 lúc 16:59
Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), từ tháng 2/1976, thực hiện Nghị quyết 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu vực Vĩnh Linh để sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên mới được thành lập, bao gồm tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (của miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên của miền Nam(25).
16/10/2024 lúc 16:51
Vài nét về địa danh Đông Hà
Theo các nguồn tư liệu và thư tịch cổ mà chúng ta biết đến hiện nay thì địa danh Đông Hà xuất hiện đầu tiên trong ghi chép của Nhà bác học Lê Quý Đôn vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đó là vào năm 1776, khi ông giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hoá.
16/10/2024 lúc 16:29
Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, từ những chắt chiu trong cuộc sống thường ngày, cần cù trong lao động, học hỏi, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh đã mang đến những đổi thay về vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô và từng bước đưa nơi này thoát dần những khó khăn đeo đẳng bao đời.
16/10/2024 lúc 15:21
Năm 2024 được sự đồng ý của Trung ương, tỉnh Quảng Trị phối hợp với các ban, bộ, ngành tổ chức lễ hội Vì Hòa bình, cụm di tích Hiền Lương - Bến Hải là địa điểm trọng tâm tổ chức lễ hội đặc biệt này.
02/07/2024 lúc 16:02
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết. Theo đó, Việt Nam tạm chia thành hai miền, lấy sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Điều 1 của Hiệp định quy định rõ: “Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến ...”.
02/07/2024 lúc 15:57
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng, là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trong thực hiện mục tiêu các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
02/07/2024 lúc 15:39
Quảng Trị - vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa; có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, “Trên cái giang sơn dằng dặc như chiếc võng này, có một điểm chùng quằn xuống, thắt lại, mừng như là hội tụ, đau như là chia ly, nghèo như chẳng còn gì nghèo hơn, giàu như thể gia tài ông cha dồn lại.
30/06/2024 lúc 17:17
Sống giữa Trường Sơn đại ngàn, để thích ứng với thiên nhiên, từ trong tâm thức của đồng bào Bru - Vân Kiều đã xuất hiện tục thờ Yang Cu Da, thờ linh hồn người sống nhà vợ trong gia đình nhà chồng. Đây là một phong tục tập quán độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện quyền bình đẳng giới, tính ưu việt dành cho người phụ nữ trong cộng đồng người Bru - Vân Kiều.
30/06/2024 lúc 17:12
Xã A Vao, huyện Đakrông, là vùng đất nằm ở vị trí xa xôi, khó khăn nhất của miền núi tỉnh Quảng Trị. Nơi có đa số đồng bào Pa Kô sinh sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy với những phương thức sản xuất cũ kỹ, lạc hậu nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng vài năm trở lại đây các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương, các tổ chức đã tìm tòi, hỗ trợ thực hiện các mô hình kinh tế trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây, đã tạo bước chuyển mình trong phát triển sinh kế bền vững cho người dân.
30/06/2024 lúc 17:06
Cuộc thi sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành theo quy chế số 02-QC/BTGTW ngày 20/3/2012. Giai đoạn đầu tiên là 2011 - 2015, giai đoạn hai từ năm 2015 - 2020 và hiện nay đang là giai đoạn ba 2020 - 2025.
30/06/2024 lúc 15:35
Cùng với quá trình hình thành và phát triển, người Việt trên bước đường Nam tiến đã mang theo văn hoá, tín ngưỡng của mình trên vùng đất mới, trong đó nét văn hoá đặc trưng nhất là đình làng. Trong buổi đầu sơ khai, còn biết bao khó khăn, người Việt chưa thể dựng đặt những ngôi đình khang trang như ở quê cha đất tổ thì họ đã sáng tạo ra một loại đình mới - đình trần/nền đình/đình lộ thiên để làm nơi cúng tế của cộng đồng làng xã.
Hiện tại
26°
Mưa
26/01
25° - 27°
Mưa
27/01
24° - 26°
Mưa
28/01
23° - 26°
Mưa