Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 18/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thế giới nghệ thuật Phạm Phi Trường

Quảng Trị nằm giữa khúc ruột miền Trung, nằm trên ngã ba của hai trục đường giao thông trọng yếu: đường xuyên Việt Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây.

Trong ký ức thấm sâu và trong hiện tại có một Quảng Trị màu hồng Thành Cổ, một Quảng Trị Luỹ thép Vĩnh Linh, một Quảng Trị nằm sâu dưới lòng địa đạo, lại có một Quảng Trị bay bổng làn điệu dân ca, tươi mới những sắc màu hội họa chuyển động. Sống và sáng tác trên một vùng đất lịch sử văn hóa như vậy trách nhiệm của người nghệ sĩ hết sức nặng nề. Lại càng nặng nề hơn khi cuộc sống còn nhiều vất vả, khí hậu thời tiết thất thường, nhưng cùng chung một giai điệu tâm hồn ngân lên trước vẻ đẹp cuộc sống và qua sáng tác có thể phần nào thấy được những đổi thay trong nghệ thuật.

Sách tranh họa sĩ Phạm Phi Trường - Ảnh: D.A

Sách tranh họa sĩ Phạm Phi Trường - Ảnh: D.A

Mỗi tác phẩm của hoạ sĩ Phạm Phi Trường là một dòng âm thanh rạo rực, chuyển động và ngôn ngữ nghệ thuật với nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh rộng rãi nhiều khía cạnh cuộc sống về lao động, xây dựng, về sinh hoạt miền biển, đến tình yêu và hạnh phúc, cả những nỗi đau của chất độc da cam, tạo nên nhịp chuyền bổ sung, khác biệt.

Ông lý giải được phần nào nguyên căn của sự thành công nhưng lại không dễ dàng lặp lại những thành công đó bằng những kỹ năng tạo hình được tích lũy từ học tập và trải nghiệm sáng tác ở những lần đi thực tế, tham gia các trại sáng tác mỹ thuật.

Thế giới nghệ thuật Phạm Phi Trường có ngôn ngữ hình thể và không gian, ở chất cảm và màu sắc. Dưới góc độ thị giác, khả năng diễn đạt tạo hình của ông hết sức phong phú. Tác phẩm hội họa Phạm Phi Trường có giá trị luôn cho con người cảm nhận một sự tổng hòa ổn thỏa của nhiều quan hệ khiến vừa thấy, vừa cảm được rất nhiều những thông tin khác do nó gợi liên tưởng đến. Tác phẩm hội họa Phạm Phi Trường là một tổng hòa gây thông tin tức thì.

Trong hội họa của ông, ánh sáng và màu sắc là hai thành tố chính hiện lên trên mặt tranh. Nếu soi xét kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, ông là họa sĩ có con mắt rất tinh tường, có khả năng phân tích màu sắc và ánh sáng cực kỳ tinh tế. Cơ bản trong sáng tác của ông là sự tôn vinh màu sắc và ánh sáng. Tình cảm của ông trước thiên nhiên, những cảm hứng dâng trào mỗi lần đối diện với thiên nhiên. Từ cảm hứng mạnh mẽ, Phạm Phi Trường đã khiến hội họa của ông trở nên sống động.

Phong cách sáng tác Phạm Phi Trường coi trọng đến hình, những bức tranh ông vẽ, điều đầu tiên khiến ta bị lôi cuốn không phải là màu sắc đơn thuần, mà là những xúc cảm về hình thể, có thể thấy điều này qua các tác phẩm: Dòng đời - acrylic, 60x80cm, 1998; Ký ức đồng quê - sơn dầu, 100x135cm, 1999; Vũ điệu - sơn dầu, 70x90cm, 2005; Xin mẹ san sẻ - sơn dầu, 103x130cm, 2006; Hoa của đảo - sơn dầu, 70x70cm, 2015; Miền sông nước - sơn dầu, 70x80cm, 2018; Bến quê - sơn dầu, 70x80cm, 2018…

Ông phản đối những quan điểm cho rằng nghệ thuật phải là cái gì sang trọng, quý phái, còn những cái tầm thường không phải là nghệ thuật. Nghệ thuật của ông gắn liền với đời sống xã hội đầy rẫy những sự kiện đang diễn ra hàng ngày.

Trong tác phẩm Mắt đảo sáng tác năm 2012, có thể thấy những ẩn ý sâu xa. Các nhân vật người lính hải quân ngày đêm giữ đảo. Đàn chim biển bao phủ cả bầu trời có chủ ý trời và biển trong vùng lãnh thổ là của Việt Nam. Nhân vật trẻ thơ bao hàm sự sinh sôi của con người ở quần đảo Trường Sa. Sắc xanh biển chủ đạo, chuyển động dữ dội bởi những con sóng vỗ dồn dập nơi khơi xa. Ông thể hiện bức tranh phân tích động tác dưới khía cạnh thẩm mỹ, đã được mã hóa kết nối.

Nhằm đạt được vẻ rung động ánh sáng, họa sĩ Phạm Phi Trường triển khai gối lên nhau những màu sắc bổ sung trong những vùng rộng nhằm tạo sự sáng chói lớn lao hơn và để diễn tả các vùng tối thì ông sử dụng những màu sắc đối nghịch với màu của các vật thể. Tuy vậy, bước đột phá quan trọng của ông là sử dụng các màu sắc được hòa trộn từ những màu riêng rẽ. Và cũng chính bởi việc loại bỏ sắc đen ra khỏi tác phẩm của mình, thay vào đó sự phân giải bóng tối thành những quệt màu nhỏ đan xen, tạo ra thứ bóng tối có màu rung rinh ẩn hiện. Vì vậy mà mặt tranh càng trở nên sáng.

Tác phẩm Ước vọng - sơn dầu, 110x150cm, sáng tác năm 2010, ông diễn đạt 6 nhân vật với những hình thái khác nhau, nhiều hình tượng cái thang được hướng lên trời, các cánh diều thấy được sự tiếp nối, chứa đựng ý tưởng tuổi thơ kỳ lạ, khám phá sự sống mặt trăng và vũ trụ.

Tác động của nghệ thuật, sự mê say hoàn toàn của người tiếp nhận vào tác phẩm, sự cuốn hút vào đặc trưng "cái thế giới riêng” của tác phẩm trong thực chất đã có sự phản ánh hiện thực, sinh động hơn sự phản ánh mà người tiếp nhận có được. Bởi chính nghệ thuật khác biệt của Phạm Phi Trường là không đối mặt, hoặc dựa vào một lý lẽ nào để thay thế, hội nhập mới dưới nhiều sắc thái khác nhau.

Ông là một nghệ sĩ có ý nghĩa riêng biệt, không lệ thuộc vào một điều kiện nào cả, ông tránh xa những hình ảnh có tính trừu tượng, mà chú tâm vào hình thể tượng trưng, biểu hiện. Ông yêu tự do trong đời sống để tìm nguồn sáng tạo, đó là lý do khai phóng một lối vẽ mới như điều ông mong muốn. Bởi yêu sự khám phá và sáng tạo nghệ thuật để rồi ông thu mình, chỉ còn lại mình ông với những sáng tạo tự tại, đam mê và chả còn gì hơn cả.

Thế giới nghệ thuật Phạm Phi Trường là thế giới bên ngoài luôn là điểm khởi đầu và sẽ dừng ở một điểm ngọn nguồn của hiện thực. Giống như những nhà sáng chế khác, ông phá bỏ để rồi ông lại dựng lên.

Ông suy tư rất nhiều về những tàn khốc của chất độc màu da cam. Tác phẩm Nỗi đau, sơn dầu, 60x160cm, sáng tác năm 2002. Những người mẹ và những đứa con bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, nét mặt của những người mẹ hằn vết thời gian, bao bọc chở che những đứa con tật nguyền của mình làm rúng động giới mỹ thuật lúc bấy giờ. Chất tạo hình chắc khoẻ, màu sắc ám ảnh. Tác phẩm được trao Giải B sáng tạo của tỉnh Quảng Trị.

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị tặng hoa lưu niệm cho gia đình họa sĩ - Ảnh: D.A

Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị tặng hoa lưu niệm cho gia đình họa sĩ - Ảnh: D.A

Phạm Phi Trường quan tâm đến chủ đề chiến tranh cách mạng. Các tác phẩm Ký ức tàu không số - sơn dầu, 115x130cm, 2014; Vượt sóng ra khơi - arylic 110x150cm, 2012; Tình quân dân trên đảo - sơn dầu, 70x80cm, 2014… là những tác phẩm sinh động, những đường nét đột biến, nhập hoà trong trạng thái xuất thần được diễn tả như dòng chảy triền miên bất tận giữa người và ký ức. Hình tượng chìm sâu vào tâm thức, đưa thế giới bên ngoài hoà nhập với màu sắc bên trong, tạo thành một hình ảnh xa xăm như một yếu tố huyền thoại mà không cần có một lịch sử chứng minh. Hình tượng trong tranh là một sự kiện, sự kiện của hiện thể quay về với tự nhiên không bao giờ ngưng nghỉ và không bao giờ thay đổi.

Những hình thể trong tranh Phạm Phi Trường không còn nằm trên bình diện của thế giới thực tại, mà thoát thai từ những ám ảnh về sự vận động và tương tác của nhịp điệu, của tầng lớp không gian suy tưởng. Họa sĩ Phạm Phi Trường đã chọn cho mình một hướng sáng tác, mối quan hệ đối với sự vật, cuộc sống, những gì đã và đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở trước mắt, ở chung quanh và cả trong tâm hồn.

Hướng cái nhìn vào thế giới, vào cuộc sống ở chung quanh là tất yếu đối với những ai làm công việc sáng tác nghệ thuật. Nhưng chọn một vị trí, một cách nhìn để soi sáng sự vật, để truy tìm ý nghĩa và từ đó tìm ra cách thể hiện, tìm ra ngôn ngữ riêng cho nghệ thuật của mình, lại là nỗ lực cá nhân trong ý thức sáng tạo.

Ông đã chọn hình thức nghệ thuật biểu hiện và hiện thực làm phương tiện biểu đạt. Cung bậc từ gào thét đến thăng hoa, khổ đau và lắng dịu của đời thường, của con người trú ẩn trong một thế giới hiện thực gợi ngoại giới qua hình thể, màu sắc, thật sự quyến rũ, sóng sánh, xúc cảm. Ông nảy sinh từ nỗi quan tâm đến sự sáng tạo và nhu cầu giải phóng ý thức về tạo hình, vượt lên bảo tồn tinh thần trong cuộc sống nội tâm. Nguồn sáng và nhiều thứ ánh sáng khác, trong đó những ánh sáng mới nhất ông đã từ bỏ cả những hiệu quả của chất liệu, để làm lan toả ra một thứ ánh sáng dịu nhẹ suy tưởng. Đó là ánh sáng từ sự giao tiếp với thực tại. Nhịp đập thầm kín trong thế giới ấy trở nên sống động, cảm nghiệm trong tư duy nghệ thuật. Bên trong hơi thở của sự sống, ông cảm thấy sự tìm kiếm nhịp điệu và bản thể, không có đường cong uốn éo, sắc tố đường nét nhọc nhằn, mà từ năng lượng hơn là từ ngẫu hứng để tồn tại.

Đối mặt với nhu cầu từ chối các hình thức và quy ước truyền thống, lịch sử hoặc hàn lâm trong nỗ lực tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có thể phản ánh tốt hơn sự thay đổi của xã hội, vật chất và trí tuệ, điều kiện của cuộc sống hiện đại. Nghệ thuật hiện đại đòi hỏi không chỉ một phong cách mới mà còn là chủ đề đương đại, có ảnh hưởng trong việc thiết lập một triển vọng mới, lấy cảm hứng từ nỗ lực cố gắng hình tượng hóa hình thức tinh khiết nhất của tự nhiên và giải phóng hội họa khỏi vai trò mô tả.

Thông qua màu sắc và đường nét, không mô tả các đối tượng theo lối dễ nhận biết, cho thấy Phạm Phi Trường đã dần khước từ truyền thống mô tả hiện thực khách quan theo lối càng giống như thật càng tốt. Dù ấp ủ những mục tiêu nghệ thuật riêng, song tất cả các bức tranh của ông là những tác phẩm hội họa đang cố gắng tạo nên những phản ứng thẩm mỹ.

Một trong những đặc tính chủ yếu nhất của nghệ thuật đương đại là quan tâm đến ý niệm cơ bản của tác phẩm nhiều hơn là tập trung vào những phẩm chất thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật của ông đã có sự kết nối với các vấn đề xã hội và chính trị. Sáng tác được coi là đương đại không chỉ với các đặc điểm giàu tính ý niệm hoặc coi trọng tiến trình sáng tác hơn là bản thân tác phẩm, mà còn bắt đầu xuất hiện các hình thức thể hiện đương đại khác nhau.

Nghệ thuật Phạm Phi Trường sẵn sàng đón nhận những thách thức bất định, giao duyên hứng khởi để dần mạnh mẽ hơn trong sáng tạo.

T.H.T

TRỊNH HOÀNG TÂN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 333

Mới nhất

Ra mắt tập sách “Thành Cổ Quảng Trị, một số câu chuyện linh thiêng và xúc động”

18 Phút trước

TCCVO - Ngày 18/10, tại thị xã Quảng Trị, UBND thị xã Quảng Trị tổ chức giới thiệu tập sách “Thành Cổ Quảng

Đêm lạ nhà

9 Giờ trước

Mẹ con Hoài xuống sân bay chừng mười giờ tối, thêm một cuốc xe hơn chục cây số nữa thì về đến nhà Sơn - cậu em họ bên chồng. Hai đứa con gái vốn quen đi tàu xe từ bé nên rất ngoan.

Món quà trời ban

9 Giờ trước

Xe dừng. Hai cô gái sinh viên đứng chần chừ ngó nghiêng vô chiếc xe chật ních. Một cô kéo bạn bảo thôi, chờ xe sau. Cô kia tỏ ra hiểu chuyện giục bạn mình lên cho rồi “mấy ngày này lễ, xe nào cũng thế.”

Lời thương không nở trên môi

9 Giờ trước

Bữa nọ, bạn rủ tôi đi cà phê. Bạn không có thói quen đi cà phê buổi tối, nhưng thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Và ngoại lệ ấy, hẳn trĩu nặng những nỗi niềm.

Về nhà nhớ mang quà vô nghe

17/10/2024 lúc 08:17

Tôi nhớ trong phim “Phía trước là bầu trời” (đạo diễn Đỗ Thanh Hải) có cảnh thế này, khi người chị trong xóm trọ sau những ngày về quê lên, vừa tới cổng, các em trong xóm trọ đã chạy ùa ra đón. Đứa nào đứa nấy hỏi rối rít chị có đem quà lên không, rồi tranh nhau mở cái túi chị cầm, lục trong đó ra đùm bánh trái quê chia nhau. Bộ phim ấy đã chiếu cách đây hơn hai mươi năm, gợi nhớ ký ức của bao người về một thời sinh viên, thời đi ở trọ. Xem lại cảnh phim đó khiến tôi nhớ đến những năm tháng sống xa nhà, mỗi lần thông báo sẽ về quê, bạn bè em út trong xóm trọ lại nhắn nhủ “về nhà nhớ mang quà vô nghe”. Nghe thân thương, gần gũi chi lạ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

19/10

25° - 27°

Mưa

20/10

24° - 26°

Mưa

21/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground