Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/11/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cán bộ, đảng viên học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là biểu tượng sinh động về đạo đức cách mạng, nhân cách của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân. Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024) và 55 năm ngày mất của Người (2/9/1969 - 2/9/2024), cùng nhìn lại vấn đề "thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" - một trong những nội dung nổi bật trong cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, đảng viên là hết sức quan trọng, cần thiết, góp phần xây dựng đất nước giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, văn minh và tiến bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng  - Ảnh: T.L

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng - Ảnh: T.L

Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: Trong những bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh đến vấn đề tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Người quan niệm tiết kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, của cải, nhân lực, vật lực của dân, của nước và của bản thân mình. Tiết kiệm là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền to bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm chứ không phải hạ tiện và khác với hạ tiện. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và Nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Rộng hơn, tiết kiệm là biết chi tiêu một cách hợp lý, khoa học, có một đồng bằng có hai đồng. Người chỉ rõ: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”(1). Tiết kiệm còn là biết khéo tổ chức để tiết kiệm nhân tài, vật lực của Nhà nước, của Nhân dân. Đặc biệt, phải biết tiết kiệm để đầu tư tái sản xuất, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích của tiết kiệm “cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và Nhân dân”(2). Bác kêu gọi: “Chúng ta phải kiệm phải cần. Thì nước mới mạnh, thì dân mới giàu”. Với những quan điểm trên, có thể khái quát nội dung tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm: tiết kiệm sức lao động; tiết kiệm thì giờ; tiết kiệm tiền của của mình, của người khác và của xã hội. Đây là nét mới, đặc sắc về tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hành một tấm gương mẫu mực về tiết kiệm trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Đi công tác địa phương, Bác thường mang theo cơm hộp để dùng, tránh phiền hà địa phương tiếp đón, có những lúc, Bác còn vừa lên xe vừa ăn cơm tối để tiết kiệm thời gian. Hình ảnh bộ áo quần kaki màu trắng, đôi dép cao su hết sức giản dị mà Bác thường mang, kể cả khi đi công tác nước ngoài. Chỗ ở của Người cũng toát lên sự tiết kiệm, kể cả khi về thủ đô, ở trong căn nhà anh thợ điện bên cạnh Phủ toàn quyền, sau đó, ở trong căn nhà sàn mộc mạc… Đặc biệt, trong bản Di chúc thiêng liêng của Người, cũng thể hiện quan điểm thực hành tiết kiệm về thời gian, sức lao động, tiền của của Nhân dân. “Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu vào mặt sau tờ tin tham khảo đặc biệt ra ngày 3 tháng 5 năm 1969”(3). Tâm nguyện suốt đời và cũng là ham muốn duy nhất, tột bậc của Bác là phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Do đó, khi nói về việc riêng, Bác dặn: Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của Nhân dân.

Về chống lãng phí. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, song cùng với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí. Trong bài báo Thế nào là tiết kiệm đăng trên báo Cứu quốc ngày 31 tháng 5 năm 1949, bút danh Lê Quyết Thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rõ thế nào là tiết kiệm, mối quan hệ giữa tiết kiệm với chống lãng phí. Người viết “Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ”; “Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo đến hai, ba giờ là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Ăn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng, là xi xỉ. Vì vậy, xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào”(4).

Qua một số bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ các dạng lãng phí như: lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của, thói phô trương hình thức, dài dòng ba hoa. Trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ (1/3/1947) Người viết: “Việc gì cũng không xét đến kết quả thiết thực, cần kíp, chỉ nhằm về hình thức bề ngoài, chỉ muốn phô trương cho oai”(5). Người còn chỉ ra hậu quả của lãng phí là “bạn đồng minh” của thực dân phong kiến, là “bạn đồng hành” của các tệ quan liêu, tham ô, làm băng hoại đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên. Hành vi gây lãng phí là vi phạm đức cách mạng, “những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và của Nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”(6). “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng lại rất tai hại cho Nhân dân, cho Chính phủ. Có khi còn tai hại hơn tham ô”(7). Vì vậy, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. “Mọi ngành, mọi người, mọi tổ phải ra sức thi đua… Phải chống tư tưởng bảo thủ, chống tác phong quan liêu, chống lãng phí”(8)

Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hành tiết kiệm và thường xuyên đấu tranh chống lãng phí trên nhiều phương diện, cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Những quan điểm và tấm gương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Người là chuẩn mực cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta học tập và noi theo.

Cán bộ, đảng viên tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nói riêng, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, đi vào cuộc sống. Điều 56, Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”(9). Quốc hội ban hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”; Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 30/CT-TTg về “Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”... Nhằm hiện thực hóa các chỉ thị, nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các bộ, ngành, địa phương, với chức năng, nhiệm vụ của mình, đã xây dựng kế hoạch, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện; gắn đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với phòng, chống tham nhũng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, tạo môi trường làm việc trong sạch, tiết kiệm, ý thức trách nhiệm cao của bộ máy công quyền và Nhân dân. Đồng thời, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nhất là ý thức thường trực trong mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh: Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế... Tham nhũng, lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn là vấn đề phức tạp, chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội; tiết kiệm, chống lãng phí chưa thực sự trở thành ý thức tự giác của mỗi người; việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Để tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách có hiệu quả, trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng và sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở. Trong đó, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay. Đây là lực lượng đầu tiên của thực hành tiết kiệm, và cũng là “địa chỉ” cần phải tập trung chống lãng phí.

Thứ hai, cần nhận thức đúng về vấn đề tiết kiệm theo tinh thần Hồ Chí Minh: tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tiết kiệm là phải làm cho của cải tăng lên. Trong thời đại ngày nay, có nhiều “cung bậc” của tiết kiệm. Chi phí ít nhất là tiết kiệm. Giảm chi tiêu là tiết kiệm. Cách làm truyền thống đó không sai, nhưng chưa đúng hoàn toàn với tinh thần tiết kiệm của Hồ Chí Minh. Điều quan trọng là đầu tư với chi phí hợp lý, thậm chí là ít nhưng có hiệu quả, hiệu suất cao. Đặc biệt, đừng để lãng phí chất xám và nhân tài.

Thứ ba, thực hành tiết kiệm phải trở thành thói quen, thành văn hóa nếp sống của từng tổ chức và cá nhân. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thấm vào trong suy nghĩ và hành vi của mỗi người, từng gia đình, từng cộng đồng thì thực hành tiết kiệm mới có hiệu quả bền vững. Cùng với giáo dục tư tưởng, đạo đức, văn hóa, lối sống tiết kiệm, cần phải có chế tài xử lý những hành vi lãng phí. Rộng hơn là phải có cơ chế quản lý xã hội, trong đó có cơ chế giám sát và chế độ trách nhiệm. Đây là trách nhiệm với nước, với dân, với xã hội và với chính mình. Chế độ trách nhiệm làm cho chế độ pháp lý có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Thứ tư, thực hành tiết kiệm phải gắn với chống lãng phí. Phải làm cho toàn đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức chống lãng phí là một cuộc cách mạng, là dân chủ, là giữ gìn và nâng niu uy tín của Đảng, của cán bộ, đảng viên, làm cho dân tin, dân phục và dân theo. Muốn chống lãng phí hiệu quả, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân. Thực hiện bằng những việc làm cụ thể hàng ngày, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, thâm chí không cần nói mà thể hiện bằng việc làm như lời Bác dạy, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Trong đó, cán bộ đảng viên đi trước, dân nước theo sau.

Thứ năm, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, ta phải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân”(10). Với chức trách nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt của các cơ quan, đơn vị, địa phương phải cùng tập thể cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Với bản thân mình, phải luôn luôn học tập và rèn luyện, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đồng thời, vận động gia đình người thân tích cực thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, văn minh và tiến bộ như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

P.V.H

 

____________________

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2011, tập 6, tr.123.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 9, tr.145.

Vũ Kỳ (1997), Càng nhớ Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.227.

4, 5 Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.272, tr.89

6, 7 Hồ Chí Minh Toàn tậpSđd, tập 7, tr.358, tr.357.

8 Hồ Chí Minh: Toàn tậpSđd, tập 11, tr.531.

Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013.

10 Hồ Chí Minh: Toàn tậpSđd, tập 4, tr.171.

PHẠM VĂN HÒA
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 360

Mới nhất

Cỏ may giữa mây ngàn

20/11/2024 lúc 06:29

Cảm giác như mình đã lạc vào một thế giới khác, nơi mọi thứ diễn ra chậm rãi và giản dị hơn rất nhiều.

Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

19/11/2024 lúc 16:48

Sáng nay 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV, năm 20024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”.

Bản sắc vùng cao Quảng Trị trong không gian triển lãm trưng bày hiện vật và ảnh nghệ thuật

19/11/2024 lúc 10:21

Triển lãm ''Không gian văn hóa Hồ Phương và Ảnh nghệ thuật bản sắc vùng cao của tác giả Hồ Thanh Thọ, Lê Ngọc Tú'' diễn ra trong hai ngày 18 - 19/11/2024 tại khách sạn Đông Trường Sơn (thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị)

Ca sĩ Tân Nhân - còn mãi với giai điệu “Xa khơi”

19/11/2024 lúc 08:34

Có lần nhà văn Châu La Việt trở lại thăm quê nhà Quảng Trị, mấy anh em văn nghệ

Những “nữ tướng” của bản làng

19/11/2024 lúc 08:26

Thay vì kết hôn sớm, quẩn quanh với nương rẫy, một số phụ nữ Vân Kiều đã lấy việc

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/11

25° - 27°

Mưa

23/11

24° - 26°

Mưa

24/11

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground