Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/07/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Báo chí với sự hình thành và phát triển văn chương

 nước ta, lịch sử báo chí gắn liền với  lịch sử hình thành và phát triển của nền văn học hiện đại. Báo chí giữ vai trò quan trọng trong việc đưa vị trí tiếng Việt trở thành ngôn ngữ phổ thông và thúc đẩy sự phát triển của nền văn chương quốc ngữ. Khác với các nước phương Tây, văn học ra đời trước và đi tiên phong trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ mà còn góp phần tạo ra nền văn chương quốc ngữ. Thiếu Sơn, một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên ở nước ta, trong tập thể Phê bình và cảo luận (1936) đã cho rằng: "Trong những nước văn minh, văn học ra đời trước báo chí nhưng ở Việt Nam, chính báo chí đã tạo ra nền văn học hiện đại" (tr.8)

Ngược dòng lịch sử, từ những năm cuối thế kỷ XIX, báo chí nước ta ra đời là để phục vụ cho ý đồ xâm lược của thực dân Pháp, đó là một thực tế đã quá rõ. Song cũng nhờ đó mà có nền báo chí và văn chương hiện đại Việt Nam. Tờ báo đầu tiên ra đời ở Việt nam vào năm 1861, là tờ bằng tiếng Pháp Le Bulletin officiel de L'expedition de la Conchinchine (Nam Kỳ vĩnh chinh công báo) của Thống Đốc Nam Kỳ Bonard. Sau đó hàng loạt các tờ báo tiếng Pháp khác như Le Bulletin des Communes (Xã thôn công báo), L'Independent de Saigon (Sài Gòn độc lập), Journal de SaiGon (Sài Gòn nhật báo), L'Opinion (Công luận)… Nhưng quan trọng hơn là sự ra đời của những tờ báo quốc ngữ như Gia Định báo (1865), Phan Yên báo (1868), Nhật trình Nam Kỳ, Nam Kỳ địa phận (1883), Bảo hộ Nam dân (1888), Đại nam đồng văn nhật báo (1892), Nông cổ mín đàm (1900)… và đặc biệt những tờ báo đã trực tiếp sản sinh ra nền văn chương quốc ngữ, đã giành nhiều trang cho văn học như Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), An Nam tạp chí (1926), Phụ nữ tân văn (1929), Phụ nữ thời đàm (1930), bên cạnh những tờ báo văn học như Phong hóa (1932), Tiểu thuyết thứ bảy (1934), Ngày nay (1936), Văn chương tạp chí (1938)… đã tạo một đội ngũ đông đảo các nhà văn - nhà báo chuyên nghiệp đầu tiên ở nước ta như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nam Cao… điều đáng lưu ý là hầu hết các cây bút nổi tiếng này khi bước vào làng báo, làng văn hoặc trở thành người đứng đầu mộ tờ báo đều ở tuổi còn rất trẻ: Trương Vĩnh Ký, khi trở thành Tổng đài của tờ báo tiếng Việt đầu tiên, tờ Gia định báo, khi mới 28 tuổi (1865), và ngoài báo ông cìn để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm 118 tác phẩm, là người sử dụng thành thạo 15 thứ tiếng phương Tây, 11 thứ tiếng Phương Đông, được người đương thời liệt vào danh sách 1 trong 18 nhà bác học của thế giới; Huỳnh Tịnh Của trở thành người đứng đầu Gia định báo năm 31 tuổi; Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp của mình trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Tao Đàn, Trung Bắc chủ nhật, Nhật tân, Ngọ báo, Hà Nội tân văn, vào năm 27 tuổi, để trở thành nhà viết ký nổi tiếng "có một không hai" ở Việt Nam; 26 tuổi Nhất Linh đã có Nho phong, Người quay tơ và đứng ra thành lập báo Phong hóa cùng với Tự lực văn đoàn, một tổ chức văn đàn đầu tiên ở nước ta; Vũ Ngọc Phan, 25 tuổi đã thử bút trên các báo Nhật tân, Trung Bắc tân văn, Văn học, Hà Nội tân văn, Sông Hương để sau đó có bộ sách nổi tiếng Nhà văn hiện đại; Ngô Tất Tố 24 tuổi đã trở thành "một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho" (Vũ Trọng Phụng) với nhiều thể tài in trên các báo An Nam tạp chí, Thần chung, Thực nghiệp, Đông phương, Đông pháp, Công dân; Thạch Lam 22 tuổi đã tung hoành tren Phong Hóa, Ngày nay để mấy năm sau liên tục ra mắt độc giả Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Ngày mới, Theo dòng, Hà Nội 36 phố phường; Nam Cao 21 tuổi đã có thơ, truyện, kịch in trên các báo đương thời với nhiều bút danh khác nhau như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê đã gom lại sau này thành một sự nghiệp đồ sộ hàng trăm truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Trăng sáng, tiểu thuyết Sóng mòn; Vũ Đình Long 20 tuổi đã có vở kịch nói đầu tiên của kịch nói Việt Nam Chén thuốc độc in trên tờ Hữu Thanh; Phạm Duy Tốn 18 tuổi đã trở thành cây bút chủ biên trên các báo Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàn, Lục tỉnh tấn văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí; Tản Đà 17 tuổi đã cộng tác với Đông Dương tạp chí, rồi sau đó trở thành cây chủ bút của các tờ Hữu Thanh, An Nam tạp chí; và đặc biệt với Vũ Trọng Phụng 16 tuổi đã tung hoành ngang dọc trên các tờ báo Ngọ báo, Tương lai, Nhật báo, Công dân, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ ba, Tiểu thuyết thứ bảy, Tao đàn tạp chí, Đông Dương tạp chí với nhiều thể tài khác nhau, trong đó có những tiểu thuyết - phóng sự dài kỳ Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Làm đĩ, Cơm thầy cơm cô đã đưa ông lên ngôi vị độc tôn "ông vua phóng sự Bắc Kỳ"…

 Có thể nói với hàng loạt tờ báo xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX là thời kỳ manh nha, đến năm 1930 trong cả nước đã có 270 tờ báo xuất hiện một cách rầm rộ và bắt đầu đi sâu vào từng chuyên ngành - trong đó có văn chương - đã góp phần có ý nghũa quyết định trong công việc đào tạo đội ngũ, hình thành và phát triển nền văn học hiện đại. Trong quá trình ấy, ở giai đoạn đầu, văn học xuất hiện trên cấc trang báo chủ yếu là văn học dịch, như ngụ ngôn Lafontaine in dài kỳ trên Gia định báo từ năm 1881 - 1886 do Trương Minh Ký dịch; tiểu thuyết Conte de Monte Cristo in dài kỳ trên Lục tỉnh tân văn từ 1907-1910 do Trần Chánh Chiếu dịch…Năm 1913, từ sau Đông Dương tạp chí ra đời, chủ yếu và văn chương sáng tác của các cây bút như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách với những truyện ngắn như Câu chuyện gia đình, Sống chết mặc bây, Giọt lệ hồng lâu… đã thoát khỏi hẳn hơi hướng giọng văn biền ngẫu của cổ văn, miêu tả cốt cách tâm hồn và đời sống của người dân Việt Nam đương thời. Đến đầu những năm 30 với sự ra đời của nhóm Tự lưc văn đoàn, sự xuất hiện của phong trào thơ mới, đã đưa báo chí trở thành một nghề thực sự, cao hơn là một nghiệp ở đời; đồng thời đưa nền văn học hiện đại nước ta phát triển thêm một bước mới, có ý nghĩa cách mạng: xây dựng một nền văn học mới thông qua báo chí. Nhiều tờ báo thời này đã nêu tôn chỉ mục đích: "Tờ báo dành cho mọi người". Báo cần có độc giả, mong muốn sống vì độc giả. Đồng thời sự tồn tại của một quan niệm văn học, một tổ chức văn học cần phải thông qua cơ quan ngôn luận của nó. Báo không chỉ là phương tiện thông tin đến người đọc, mà còn là nơi đào tạo rèn luyện nhà văn, nơi truyền bá văn chương và là diễn đàn đấu tranh văn học. Giống như tôn chỉ của nhóm Tự lực văn đoàn là "dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính An Nam." Quả thật, đến thời kì này, người ta xác định được vai trò của báo chí trong việc xây dựng và phát triển nền văn học mới, cao hơn, xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của dân tộc.

Nhìn lại giai đoạn nở rộ, phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ của văn học Việt Nam những năm ba mươi của thế kỷ này, chúng ta thấy rằng nếu không có sự tác động tích cực của 270 tờ báo (Trong đó kể cả những báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng xuất hiện công khai, bán công khai và bí mật) thì sẽ không có cuộc tranh luận giữa hai phái duy tâmduy vật, để đưa đến nhận thức đúng đắn  trong quan niệm triết học; sẽ không có cuộc đấu tranh giữa hai quan niệm cũ và mới để đưa đến sự thắng lợi của cao trào thơ mới; sẽ không có cuộc đấu tranh giữa hai quan niệm cũ và mới để đưa đến sự thắng lợi của phong trào thơ mới; sẽ không có cuộc đấu tranh giữa hai trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh để thu hút một thế hệ nhà văn đến với các mạng; đặc biệt sẽ không có sự nở rộ của các trào lưu văn học lãng mạn, hiện thựccách mạng, để đưa đến sự khẳng định của nền văn học cách mạng.

Trong lịch sử phát triển của báo chí nhiều nước trên thế giới, từ khi có công nghiệp in ấn, tuyệt đại đa số các nhà văn đều trưởng thành từ những thử nghiệm đầu tay trên mặt báo, chưa kể nhiều nhà văn xuất thân từ nhà báo, qua báo chí đã rèn luyện ngòi bút hoặc qua báo chí để tích lũy vốn sống, tri thức cuộc đời, để đến lúc lắng lại trong tâm hồn thành văn chương. Và, trên một trang báo cụ thể, cũng khó tách bạch phần nào là nhà văn, phần nào là báo chí. Song, chỉ có điều, một tờ báo muốn tồn tại lâu dài, thu hút đông đảo người đọc không thể thiếu chất văn chương, cho dù lúc nào báo chí cũng phải giữ mình là báo chí trước đã. Đến đây, ta có thể nói rằng, báo chí không phải là phương tiện chuyển tải văn chương và giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn chương và ngược lại, văn chương là phương tiện để thông tin báo chí đến với người đọc dễ dàng hơn, đọng lại lâu hơn, nếu những giá trị thông tin kia được chuyển tải bằng một cảm quan văn học, trong một chừng mực nhất định mà các thể tài báo chí cho phép.

                                                                                                      P.P.P

Phạm Phú Phong
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 50 tháng 11/1998

Mới nhất

Tạp chí Cửa Việt - 35 năm một chặng đường

28/06/2025 lúc 16:18

Ngày 28/5/2025, Tạp chí Cửa Việt tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm tạp chí ra số đầu tiên và gặp mặt cộng tác viên năm 2025. Tại buổi lễ, Phó Tổng biên tập phụ trách Hồ Thanh Thọ đã có bài phát biểu khai mạc...

Vùng trời hoa sim

26/06/2025 lúc 23:29

Những triền sim tím đồi xaBềnh bồng nâng gót mùa qua lặng thầm

Hương xưa; Nắng sớm

26/06/2025 lúc 23:27

Hương xưa… Ta về tìm lại hương xưa

Giấc mơ đồng bằng; Về xanh trong gió thơm

26/06/2025 lúc 23:24

Giấc mơ đồng bằng Gọi em đêm qua tôi mơ

Ngủ giữa gió sông quê

26/06/2025 lúc 23:22

Hôm ấy gió sông thổi về lồng lộng. Lửa nương theo bàn tay của gió vồ lấy mái bếp, tỏa ngọn nghi ngút trên đống củi khô, tràn qua ô cửa vương tơ nhện và bụi mờ.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/07

25° - 27°

Mưa

27/07

24° - 26°

Mưa

28/07

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground