Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 18/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vòng tay yêu thương của người mẹ Pa Kô

Sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn nơi thâm sơn cùng cốc, bà Kăn Ling người dân tộc Pa Kô ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã dang rộng vòng tay nhỏ bé của mình để “nhặt” về 11 đứa bé mồ côi không nơi nương tựa. Để rồi trong vòng tay yêu thương của gia đình Kăn Ling, những đứa trẻ được sống, được lớn lên và được hạnh phúc.

Gần 40 năm trôi qua, nhưng mỗi khi có ai đó nhắc về chuyện con nuôi là Kăn Ling lại rơm rớm nước mắt, bởi hình ảnh những đứa trẻ mồ côi gầy gò, ốm yếu không nơi nương tựa lại ùa về. Kăn Ling nhớ và thương nhất là đứa nhỏ mới chỉ hai tháng tuổi đỏ hỏn được quấn trong chiếc khăn mỏng, đôi mắt cứ nhắm nghiền không nhúc nhích cựa quậy, chỉ khi khát sữa mới cất lên tiếng khóc yếu ớt...

Bà Kăn Ling thường trông coi và chơi đùa với các cháu mỗi khi ba mẹ chúng đi làm xa - Ảnh: L.H

Bà Kăn Ling thường trông coi và chơi đùa với các cháu mỗi khi ba mẹ chúng đi làm xa - Ảnh: L.H

Trong ngôi nhà cấp bốn xây bao nhiêu năm trời vẫn dở dang vì chưa đủ tiền, Kăn Ling hồi ức: Những năm 1986 trở về trước, vùng núi xa xôi như Tăng Cô Hang, mỗi gia đình tự lo cho cái ăn thôi còn chưa đủ nên việc nhận con nuôi là điều không tưởng. Nhưng mẹ (tức Kăn Ling - TG) thì không suy nghĩ nhiều “mình cứ nhận nuôi rồi mọi chuyện hãy tính sau” và thế là Kăn Ling dẫn một lúc ba đứa trẻ về nhà. Cứ thế thời gian trôi đi, cuộc sống gia đình đã khó nay càng khó khăn hơn bởi thêm cái ăn, cái mặc của các con. “Biết cực khổ nhưng mấy đứa trẻ mồ côi cả bố lẫn mẹ nên hai vợ chồng động viên nhau chèo chống để các con có sự sống, được miếng cơm, manh áo và được học chữ như bao đứa trẻ khác. Chồng hàng ngày lên rẫy, vợ ngoài hoàn thành công việc đoàn thể thì về sửa soạn việc nhà và chăm con... nên cả gia đình vượt qua bao khó khăn, nhọc nhằn con cái lớn khôn từng ngày”, Kăn Ling bộc bạch.

Không dừng lại ở ba đứa trẻ, năm 1989, thêm ba đứa trẻ mồ côi cùng thôn khăn gói về ở với Kăn Ling là Hồ Văn Thiết, Hồ Thị Tha, Hồ Thị Thiệp. Năm 2005, trong một lần đi công tác ở xã Ba Tầng cách nhà hơn 10 cây số mẹ lại đón 3 chị em mồ côi khác là Hồ Thị Hà, Hồ Thị Hinh, Hồ Thị Hội về nhà. Và lần gần nhất, Kăn Ling “gia tăng nhân khẩu” của gia đình là vào năm 2014 khi nhận nuôi thêm hai em Hồ Thị Miệc và Hồ Thị Muôi cũng là trẻ mồ côi.

Chúng tôi hỏi Kăn Ling, với điều kiện kinh tế khó khăn mà nhận đến 11 người con nuôi và nuôi 4 người con đẻ thì gia đình xoay trở thế nào? Kăn Ling nở nụ cười hiền từ rồi đáp: “Mẹ nghèo nhưng còn có nhà, có gia đình, có chồng con... còn mấy đứa trẻ, đứa không còn người thân, đứa chẳng còn bố, đứa mất mẹ các con không nơi nương tựa là mẹ không cầm lòng được. Khó thì cũng đã khó rồi cứ đem về nhà đã, trước mắt để các con có cái ăn, cái mặc như bao đứa trẻ khác, tương lai thì tính sau. Mình thương người thì trời cũng sẽ thương mình...”.

Giữa bản làng Pa Kô, những đứa trẻ nhờ thế cứ lớn dần theo năm tháng, ngoan ngoãn, hiền lành, biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Những đứa lớn ngoài thời gian đến trường học hành, thời gian còn lại cùng bố mẹ lên nương rẫy lao động, đứa nhỏ hơn trông coi em, mọi người cùng sẻ chia những công việc trong gia đình.

Chị Hồ Thị Líp, người con gái đầu lòng của Kăn Ling nay là giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chia sẻ với chúng tôi: “Kể cả lúc nhỏ cũng như khi trưởng thành mẹ Ling đều dặn dò 4 chị em chúng tôi (con ruột của Kăn Ling) là không được tị nạnh thiệt hơn trong mọi việc bởi con nuôi hay con đẻ đều là con của cha mẹ. Mẹ dặn là thế nhưng thường có việc gì là mẹ lại ưu tiên các anh chị em nuôi hơn, nhưng bọn em không bao giờ buồn lòng. Ví như vào đầu mỗi năm học mới thường ưu tiên mua sách vở hoặc áo quần mới trước bởi mẹ thường nhắc là các anh chị đã thiệt thòi nhiều rồi...”. Chị Líp còn kể vui thêm, trước đây cứ đến bữa cơm gia đình là như ngày hội, bởi có thời điểm ở trong nhà có gần hai chục người, chia thành hai mâm cơm tròn trịa. Nói ăn cơm cho sang chứ sắn khoai độn phần nhiều mới đủ no... Và cứ thế, cuộc sống của những đứa trẻ cứ lớn dần trong vòng tay yêu thương cao cả, thiêng liêng của mẹ hiền Kăn Ling. Có em vào đại học ra trường làm giáo viên, em thì kỹ sư nông nghiệp, em thì thạo nghề ổn định cuộc sống...

Hồ Thị Pừng, đứa bé đỏ hỏn hai tháng tuổi ngày nào giờ đã là giáo viên Trường mầm non Xy (xã Xy, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) rưng rưng nước mắt tâm sự với chúng tôi: “Trước đây mẹ Ling không dang rộng vòng tay che chở đón em và hai anh trai về nuôi thì chẳng biết bây giờ trôi dạt về đâu. Nhất là em, một hình hài mới hai tháng tuổi yếu ớt và nếu không ai nhận nuôi rất có thể người ta cho em về với mẹ ruột của mình đã mất cách đó không lâu... Cảm ơn mẹ đã cho ba anh em một cuộc sống ấm no, vui vẻ, hạnh phúc, được học hành đến nơi đến chốn và một đại gia đình có mẹ cha với rất nhiều anh chị em và các cháu...”.

Mẹ Kăn Ling chia quà nông sản trồng được cho con gái Hồ Thị Pừng - Ảnh: L.H

Mẹ Kăn Ling chia quà nông sản trồng được cho con gái Hồ Thị Pừng - Ảnh: L.H

Không những chăm bẵm từng miếng ăn, giấc ngủ khi còn thơ dại mà ngày cả khi trưởng thành Kăn Ling lại vun vén, tích góp để có của “hồi môn” cho từng đứa con mỗi khi lập gia đình ra ở riêng. Kăn Ling nhớ nhất ngày con gái nuôi Hồ Thị Pừng đi lấy chồng. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn vợ chồng Pừng bàn với bà chỉ cần làm những gì theo phong tục là đủ, không cần phải đãi tiệc trang trọng như những cặp đôi khác, nhưng vợ chồng bà nhất quyết không đồng ý. Bà bảo dù gì đi nữa cũng phải tổ chức cho đàng hoàng tử tế để mỗi đứa luôn tự tin trước khi bước vào cuộc sống mới hạnh phúc hơn. “Các con đã thua thiệt nhiều rồi nên ngày cưới hỏi trọng đại trong đời mà không tổ chức cho đàng hoàng thì mần răng mình ngẩng mặt với bản làng và những người đã khuất...”, Kăn Ling chia sẻ thêm.

Dù là con trai hay con gái, con nuôi hay con đẻ trong cuộc sống thường ngày mẹ đều động viên, chỉ bảo rất tận tình để khi lớn lên đều tự lập trong cuộc sống. Nhất là chuyện học chữ và rèn nghề. Không đâu xa Kăn Ling tự lấy sự phấn đấu của chính mình ra làm gương cho các con. Như bao người phụ nữ Pa Kô khác, Kăn Ling lớn lên ở bản làng xa xôi, nơi từng trải qua chiến tranh tàn khốc nên cái nghèo đói cứ quấn lấy chân người. Nhưng với tính tình năng động, nhiệt huyết bà luôn tham gia các hoạt động phong trào thanh niên và tự tìm tòi học hỏi, phấn đấu để vươn lên. Chia sẻ về quá trình công tác của mình, Kăn Ling tự hào nói: Hồi đó, sau nhiều năm hoạt động Đoàn, mẹ được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, rồi vài năm sau được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã và trước khi nghỉ hưu là Chủ tịch HĐND xã A Túc cũ, nay đổi tên thành xã Lìa.

Không chỉ là người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, Kăn Ling luôn sẵn sàng giúp đỡ những người già ốm đau bệnh tật trong thôn bản về tiền mua thuốc men và bữa ăn hằng ngày. Hơn thế, Kăn Ling còn là một cán bộ gương mẫu trong việc thiện vì cộng đồng. Chính Kăn Ling là người đã tự nguyện hiến hơn 1,5 héc ta “đất vàng” ở trung tâm xã để xây dựng trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân, Bưu điện và Bệnh viện khu vực Lìa.

Tròn 40 năm tuổi Đảng và trải qua hàng chục năm công tác với nhiều chức vụ khác nhau, Kăn Ling đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương tặng rất nhiều bằng khen và giấy khen. Vinh dự nhất là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ III, năm 2019”.

Trong ngôi nhà nhỏ của Kăn Ling vốn đã chật hẹp nay càng chật hẹp hơn, bởi các con lớn lên đều đã lập gia đình với rất nhiều các cháu thường quây quần bên nhau. “Có hạnh phúc nào hơn khi con cái trưởng thành ra riêng nhưng thường hay tới lui thăm hỏi, động viên cha mẹ những lúc trái gió trở trời mệt nhọc. Nhất là những ngày lễ tết, các con đều tập trung bên cha mẹ chuyện trò, chia sẻ ngọt bùi những chặng đường gian khó đã qua và ngập tràn tiếng cười hạnh phúc viên mãn...”, Kăn Ling trải lòng.

LÊ HOÀNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 361

Mới nhất

Quà quê của miền nắng gió

21 Giờ trước

Hình như ông trời cũng không đến nỗi quá bất công khi tạo ra cái dải đất mệnh danh “Ô châu ác địa” tức cái quê xứ hẹp mảnh, gầy nhẳng một bên Trường Sơn, một bên cát trắng. Đất cơ cực đến mức gọi là “ác địa” kia mà! Mùa nắng, nắng nổ mắt tre, mùa mưa, mưa dầm thúi đất. Khắc nghiệt vậy, cơ hàn vậy nhưng bù lại sản vật xứ này luôn là sản phẩm của chất lượng!

Đã đi Văn Quỹ nhớ mang quà về

17 Giờ trước

Gối đầu lên dòng sông Ô Lâu tình sử, làng Văn Quỹ là một cái nôi sản sinh ra văn hóa ẩm thực với những sản phẩm thủ công truyền thống. Nơi đã cho chúng tôi những ngày trải nghiệm khó quên với tình đất, tình người chân thành, nồng hậu, những đặc sản dân dã dư vị đồng quê đáng quý và chuyện trăm năm về chiếc nón lá đi qua năm tháng đời người.

Lời thương không nở trên môi

9 Giờ trước

Bữa nọ, bạn rủ tôi đi cà phê. Bạn không có thói quen đi cà phê buổi tối, nhưng thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Và ngoại lệ ấy, hẳn trĩu nặng những nỗi niềm.

Về nhà nhớ mang quà vô nghe

17 Giờ trước

Tôi nhớ trong phim “Phía trước là bầu trời” (đạo diễn Đỗ Thanh Hải) có cảnh thế này, khi người chị trong xóm trọ sau những ngày về quê lên, vừa tới cổng, các em trong xóm trọ đã chạy ùa ra đón. Đứa nào đứa nấy hỏi rối rít chị có đem quà lên không, rồi tranh nhau mở cái túi chị cầm, lục trong đó ra đùm bánh trái quê chia nhau. Bộ phim ấy đã chiếu cách đây hơn hai mươi năm, gợi nhớ ký ức của bao người về một thời sinh viên, thời đi ở trọ. Xem lại cảnh phim đó khiến tôi nhớ đến những năm tháng sống xa nhà, mỗi lần thông báo sẽ về quê, bạn bè em út trong xóm trọ lại nhắn nhủ “về nhà nhớ mang quà vô nghe”. Nghe thân thương, gần gũi chi lạ.

Nghệ nhân ưu tú Kray Sức: Người thổi hồn vào văn hóa dân tộc Pa Kô

16/10/2024 lúc 21:02

Có một khu dân cư ở miền tây Quảng Trị nằm trên trục Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí

Ra mắt tập sách “Thành Cổ Quảng Trị, một số câu chuyện linh thiêng và xúc động”

1 Phút trước

TCCVO - Ngày 18/10, tại thị xã Quảng Trị, UBND thị xã Quảng Trị tổ chức giới thiệu tập sách “Thành Cổ Quảng

Đêm lạ nhà

9 Giờ trước

Mẹ con Hoài xuống sân bay chừng mười giờ tối, thêm một cuốc xe hơn chục cây số nữa thì về đến nhà Sơn - cậu em họ bên chồng. Hai đứa con gái vốn quen đi tàu xe từ bé nên rất ngoan.

Món quà trời ban

9 Giờ trước

Xe dừng. Hai cô gái sinh viên đứng chần chừ ngó nghiêng vô chiếc xe chật ních. Một cô kéo bạn bảo thôi, chờ xe sau. Cô kia tỏ ra hiểu chuyện giục bạn mình lên cho rồi “mấy ngày này lễ, xe nào cũng thế.”

Rượu thức uống níu lòng du khách

17/10/2024 lúc 07:56

Những ngày nắng, những ngày mưa, có khi trong bão lũ thì núi rừng, con người, bản làng miền núi Quảng Trị là phần ký ức lớn của đời tôi. Và rượu miền núi Quảng Trị như hương sắc cho bức tranh ký ức đó.

Bánh ít lá gai nồng nàn vị quê

17/10/2024 lúc 07:45

Mỗi vùng, miền trên dải đất hình chữ S này đều có những đặc sản riêng, chính những đặc sản ấy đã trở thành sợi dây kết nối, gây thương nhớ, bâng khuâng cho người xa quê khi nghĩ về quê hương xứ sở. Dù chưa đạt đến mức “tinh hoa hội tụ” nhưng khi nhớ về Quảng Trị thì món bánh ít lá gai vẫn ghi điểm trong lòng người dân trong và ngoài tỉnh. Với tôi, sau hơn 15 năm lập nghiệp nơi xứ người, hương vị của bánh ít lá gai vẫn cứ nồng nàn, thổn thức, hình ảnh những chiếc bánh nhỏ xinh ấy vẫn cứ lay mãi vào miền ký ức…

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

19/10

25° - 27°

Mưa

20/10

24° - 26°

Mưa

21/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground