Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/01/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Trùng phùng ở Prin C

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bản Prin C (nay thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, Lào) từng là chiến khu cách mạng, nuôi giấu nhiều cán bộ miền xuôi vùng Bình Trị Thiên lên học tập, công tác. Sự cưu mang, đùm bọc của các gia đình người Pa Kô khiến những người đã từng sống, chiến đấu ở mảnh đất này chưa khi nào quên ân tình trong khói bom lửa đạn ấy mà luôn thôi thúc tìm và trở về bên nhau.

Lá thư gửi từ thành phố Huế

Bà Nguyễn Khoa Kim Bội, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX đã kể câu chuyện của mình, như sau: “Tháng 9 năm 1968, tôi cùng với một số cán bộ cơ sở được Huyện ủy Phong Điền đưa lên rừng khu vực huyện Hướng Hóa giáp với Lào để bồi dưỡng, học tập trong mùa mưa theo chủ trương của Khu ủy Trị Thiên. Tôi được bố trí đi học y tế nhưng tình hình lúc đó khó khăn, lớp học y tá có khoảng hai mươi người được ông Côn Bước là xã đội trưởng A Vao (huyện Hướng Hóa) đưa về thôn Prin C ở với một gia đình người Pa Kô để thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Prin C khi ấy thuộc huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet nhưng do chính quyền Việt Nam quản lý. Sau hoạch định biên giới, Prin C thuộc sự quản lý của chính quyền Lào và từ năm 1989 thì thuộc huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan”.  

Theo trí nhớ của bà Bội, gia đình mẹ Pa Kô này có bốn người con trai, gồm: Anh lớn nhất tên Quỳnh Nước, là thương binh, mất một chân, có vợ tên là Căn Nương và anh chị có hai con gái. Anh thứ hai tên Quỳnh Nưn, có tên khác bộ đội đặt cho là Liên. Anh Nưn mới cưới vợ, chưa có con. Anh thứ ba tên là Thăng Lơn, là bộ đội huyện Hướng Hóa, chưa có vợ con. Người con thứ tư tên Ca Đừng, tham gia du kích xã A Vao, chưa có vợ. Mẹ Pa Kô, bà Bội cùng với hai con trai chưa vợ ở gian bếp giữa nhà nhưng ăn chung với gia đình anh Quỳnh Nước. Các anh trong gia đình đều biết tiếng Kinh nên hướng dẫn cho bà Bội một số phong tục, trồng trỉa và thu hoạch vụ mùa trên nương.

Trong thời gian ở với gia đình mẹ Pa Kô, bà Bội đã bị sốt rét và được gia đình chăm nuôi rất tình cảm nhờ vậy mà nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bà Bội ở chung với gia đình được khoảng hơn một tháng thì được rút về ở tập trung tại Trường Hạ sĩ quan thuộc Trung đoàn 6. Sau đó, bà được cử đi học lớp cán bộ Đoàn do Khu Đoàn thanh niên Trị Thiên Huế tổ chức. Kết thúc khóa học, bà được nhà trường cho về phép thăm gia đình mẹ Pa Kô ba ngày. Cả gia đình mẹ mừng vui đón bà như một người con về thăm nhà. Ngày trở về đơn vị, cả nhà chuẩn bị cho bà Bội đủ thứ lương thực, rau củ quả. Mẹ Pa Kô bảo con trai út Ca Đừng gùi đồ cho bà về tận trường. Bà Bội xúc động chia sẻ rằng nghĩa tình đó, bà mãi ghi nhớ trong lòng. Sau năm 1975, bà Bội đã nhiều lần nhờ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Đakrông tìm hỏi tin tức về gia đình mẹ Pa Kô nhưng đều không có câu trả lời. Sau đó có thông tin gia đình này sau khi hoạch định biên giới đã ở luôn bên Lào.

Bà Kim Bội giới thiệu về những kỷ niệm với gia đình mẹ Pa Kô - Ảnh: Nguyễn Hòa Bình

Bà Kim Bội giới thiệu về những kỷ niệm với gia đình mẹ Pa Kô - Ảnh: Nguyễn Hòa Bình

Chiến tranh kết thúc đã lâu, tuổi đời mỗi năm mỗi tăng thêm nhưng bà Bội vẫn canh cánh trong lòng là chưa gặp lại gia đình ân nhân đã nuôi dưỡng mình lúc chiến tranh. Tháng 8 năm 2018, bà Bội đã viết thư gửi tới Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị nhờ tìm gia đình ân nhân của mình để có thể đền đáp công ơn đã nuôi dưỡng. Và, niềm hạnh phúc đến bất ngờ. Vào một ngày, một số điện thoại lạ đã gọi, giới thiệu là Trung tá Hồ Phú Vinh, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Vao. Tim bà Bội như ngừng đập khi người lính biên phòng ấy nói tìm được một người tên Ca Đừng, có chụp ảnh nên “nhờ cô xác nhận lại”. Điều tuyệt vời hơn cả là ông Ca Đừng đang ở Việt Nam, ngay ở thôn Pa Ling, xã A Vao.

Vòng tròn ân tình

Năm 2018, đường vào Đồn Biên phòng A Vao vô cùng vất vả, chỉ đi được vào mùa nắng. Bà Bội tuổi đã 70, xe không thể vào A Vao nhưng cũng không thể đợi đến mùa khô để gặp lại những ân nhân của mình. Thế là, gia đình ông Ca Đừng quyết định đi bộ ra xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) để gặp lại bà Bội. Phải mất rất lâu bà Bội và gia đình ông Ca Đừng mới có thể bớt xúc động để bắt đầu hỏi thăm về cuộc sống của nhau. Tối hôm ấy, không ai có thể ngủ được. Mọi người cùng thức để kể lại những câu chuyện mà chưa một ai quên dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Khi biết gia đình ba người anh đầu vẫn còn sống nhưng hiện tại đang ở bên Lào, một lần nữa bà Bội viết đơn đề nghị UBND thành phố Huế tạo điều kiện để có thể xuất cảnh vì “nhất định phải gặp lại để cám ơn”. Đó là những cuộc trùng phùng đầy nước mắt nhưng là những giọt nước mắt hạnh phúc sau bao nhiêu năm xa cách nay mới gặp lại. Chỉ ở với nhau chưa đầy hai tháng và xa cách năm mươi năm, thế nhưng “kể cả con anh Nước khi ấy còn rất nhỏ mà nay vẫn nhớ tôi. Có lẽ tất cả đã coi tôi là một thành viên của gia đình”- bà Bội xúc động nói.

Câu chuyện ân tình chưa dừng lại ở đó. Đối với ông Ca Đừng, người duy nhất trong gia đình mẹ Pa Kô ngày ấy hiện nay ở Việt Nam có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Sau khi được nhập tịch Việt Nam năm 2018, ông Ca Đừng được cấp đất, được Đồn Biên phòng A Vao hỗ trợ cây, con giống tuy nhiên vì tuổi cao sức yếu nên thu hoạch cũng không đáng bao nhiêu. Mùa khô năm 2019, bà Bội đã thực hiện được dự định đến thăm gia đình ông Ca Đừng và bà con thôn Pa Ling. Chuyến đi ấy, bà Bội và con trai đã mang rất nhiều quà tặng mọi người. Trong thâm tâm, bà dự định sẽ còn nhiều lần quay trở lại nơi đây. Tuy nhiên, sau khi bị tai nạn, sức khỏe của bà Bội không cho phép quay trở lại thế nhưng, bà vẫn luôn giữ liên lạc.  

Thượng tá Hồ Phú Vinh nay đã là Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết: “Sau hoạch định biên giới, sự lựa chọn nơi sống quyết định quốc tịch của người dân nên người dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào vẫn luôn là anh em ruột thịt. Bởi vậy, việc tìm ân nhân cho bà Bội không khó, nhưng cũng gặp trở ngại vì người đồng bào thường đổi tên theo con. Rất may, câu chuyện kết thúc có hậu. Biết ông Ca Đừng khó khăn, bà Bội nhờ Đồn Biên phòng A Vao thường xuyên ghé thăm, thấy ông Ca Đừng hết gạo, nhu yếu phẩm thì thông báo giúp để bà gửi tiền lên mua. Trước khi tôi chuyển công tác có bàn giao lại cho đồng chí kế nhiệm tiếp tục làm cầu nối liên lạc cho gia đình ông Ca Đừng và bà Kim Bội”.

Bà Kim Bội vẫn thường nhờ cán bộ Đồn Biên phòng A Vao mua lương thực cho gia đình ông Ca Đừng - Ảnh: Nguyễn Hòa Bình

Bà Kim Bội vẫn thường nhờ cán bộ Đồn Biên phòng A Vao mua lương thực cho gia đình ông Ca Đừng - Ảnh: Nguyễn Hòa Bình

Thực ra, gia đình ông Ca Đừng không chỉ đùm bọc bà Nguyễn Khoa Kim Bội, mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Bản thân ông Ca Đừng hiện vẫn giữ 39 tờ phiếu biên nhận của các đơn vị đã tiếp nhận hàng tấn lương thực, thực phẩm từ gia đình của ông. Thế mới biết, tấm lòng của gia đình ông Ca Đừng với cách mạng rộng, dài và cao vút tựa như dải Trường Sơn.

THANH THẢO
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 363

Mới nhất

Lan man chuyện “ăn hàng” ở Đông Hà

10/01/2025 lúc 09:37

Mỗi người đều tự hào và yêu quý nơi mình sinh ra theo mỗi cách khác nhau. Có người tự hào theo kiểu cùng quê với một danh nhân nào đó. Có người mang niềm tự hào với những công trình văn hóa, với lịch sử. Và dung dị như anh bạn tôi, tự hào vì ẩm thực, vì món ăn quê hương. Nên chi, hễ có bạn bè đến Đông Hà chơi, tôi lại gọi điện nhờ anh tư vấn nên mời người ta đi ăn món gì, ở quán nào. Anh bạn sành ăn coi việc trải nghiệm ăn uống của chính mình là một thế mạnh riêng, là niềm tự hào của bản thân anh.

Tên gọi của Trung đoàn

25/12/2024 lúc 21:44

Chớm vào thu. Bầu trời rưng rưng những cơn mưa bất chợt. Những cơn mưa đám mây giăng giăng như

Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

10/01/2025 lúc 10:10

Tọa lạc bên bờ nam sông Hiếu, làng nghề rèn ở phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị từ lâu được biết đến với bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, tồn tại qua nhiều thế hệ. Những lò rèn từng đỏ lửa sớm hôm, tiếng búa đe vang vọng khắp vùng gắn liền với cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân nơi đây. Thế nhưng, dưới sức ép của thời đại công nghiệp hóa, làng nghề rèn đang đứng trước nguy cơ mai một. Hiện nay, cả phường chỉ còn lại khoảng 4 lò rèn hoạt động thường xuyên, so với hàng chục lò ở thời kỳ “hoàng kim” cách đây hai thập kỷ.

Hai chiều thời gian, nhìn từ một khu đô thị mới…

10/01/2025 lúc 09:50

Thời gian gần đây, mỗi khi thư thả tôi lại thường chạy quanh quanh khu đô thị mới Vincom Đông Hà. Rồi ngồi xuống những chiếc ghế để quanh khu vực công viên, ngồi thật im lặng và nhìn ra chung quanh, không chỉ xứng đáng để đây là một “đô thị mẫu” mà từ khu đô thị này chúng ta có thể chiêm cảm hai chiều thời gian cho Đông Hà và một hành trình phát triển.

Nhớ một thời thương khó vỡ đất

10/01/2025 lúc 10:00

Khai hoang lập nghiệp ở vùng đất được xem là rừng thiêng nước độc, họ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức để bạt đồi san đất tăng gia sản xuất góp phần kiến thiết lại quê hương sau ngày đất nước thống nhất... Và chính nhờ hành trình vượt khổ ấy để đến hôm nay người dân nơi đây đã có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc từ những cánh rừng tràm mênh mông, những vườn cây lúc lỉu quả bốn mùa, một vùng đất “xanh” đáng sống mà rất nhiều người ao ước…

Đông Hà xanh trên nền đất khát

10/01/2025 lúc 16:22

Đông Hà những ngày đầu như tôi thấy, mùa hè thị xã quắt lại trong nắng gió, núi đồi cứ nhấp nhổm. Các con đường ngoằn ngoèo, lên xuống nên tôi liên tưởng: Sau này lấy bản quy hoạch phố của Đà Lạt mà theo! Nói vui như vậy, vì thị xã lúc đó trần mình giữa dầm dề mưa và chang chang nắng. Tàn tích của sân bay, quân cảng; của quốc lộ, ngã ba… đầy ám ảnh trơ trơ trong mưa rét và xào xạc gió phơn. Thế mà ngay bên hông thị xã trẻ trung, hơi chếch về phía nam có một rừng cọ dầu bời bời xanh tốt. Nó khác hoàn toàn với màu bàng bạc của trơ trọi. Tôi được biết rừng cọ trồng từ năm 1977, là món quà hữu nghị của Malaysia nhằm phủ xanh những vùng đất cằn cỗi sau chiến tranh; dầu cọ còn được sử dụng làm chất đốt và phục vụ đời sống sinh hoạt.

Sở Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác năm 2024

10/01/2025 lúc 10:54

TCCVO - Chiều 9/1/2025, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024,

Đông Hà một ngã ba sông, trăm dòng nước chảy

09/01/2025 lúc 15:56

Cũng như bao con sông chảy qua những làng quê trên nước Việt thân thương, những dòng sông trôi qua thành phố Đông Hà an nhiên sống một đời sông nhưng đời sông lại gắn chặt với tình đất, tình người bên lở, bên bồi từ thượng nguồn nơi sông sinh ra cho đến khi sông hòa vào lòng biển lớn.

Bến đò Tùng Luật - Di tích cấp Quốc gia đặc biệt

09/01/2025 lúc 15:22

Bến đò Tùng Luật thuộc thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh; cách cầu Hiền Lương 7 km về phía đông và cách cầu Cửa Tùng 2 km về phía tây. Bến đò Tùng Luật còn có tên là Bến đò B - một mật danh xuất phát từ yêu cầu phục vụ chiến trường miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Làng cổ Diên Sanh nơi nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa (kỳ 2)

09/01/2025 lúc 15:11

Các công trình kiến trúc tiêu biểu và những dấu ấn lịch sử, văn hóa * Các công trình kiến trúc văn hoá tiêu biểu Cũng như bao làng quê khác trên vùng đất Quảng Trị, người dân làng Diên Sanh sau khi đã ổn định được cuộc sống trên vùng đất mới với vô vàn những gian nguy vất vả, họ cũng đã sớm thích nghi với điều kiện hoàn cảnh để cùng nhau chung sống, lao động và định hình nên một làng quê hoàn chỉnh. Đặc biệt, họ đã chắt chiu, dành dụm và sớm xây dựng nên một thiết chế văn hoá. Đó chính là những công trình kiến trúc tín ngưỡng lần lượt ra đời, hiện hữu và tồn tại qua hàng thế kỷ cho đến ngày nay, hội tụ đầy đủ những nét tinh hoa của một làng quê truyền thống mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Đây chính là những dấu ấn lịch sử và văn hoá mà con người Diên Sanh đã dày công tạo dựng, tô bồi qua bao đời.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/01

25° - 27°

Mưa

16/01

24° - 26°

Mưa

17/01

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground