Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 14/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chiếc bi đông khắc chữ Văn Hạnh

Câu chuyện cách đây cũng khá lâu, ấy là vào dịp 30/4/2005 khi đang diễn ra cuộc giao lưu của đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh các tỉnh phía Bắc trong cuộc hành quân xuyên Việt “Tiếp lửa truyền thống, vang mãi khúc quân hành”, diễn ra tại Thành Cổ Quảng Trị. Đang trong lúc diễn ra cuộc giao lưu thì bà Trần Thị Cam, lúc ấy khoảng 45 tuổi, bán hàng ăn ở chợ thị xã Quảng Trị vội vã vào Ban quản lý di tích Thành Cổ báo với mọi người về việc phát hiện ra nơi chôn cất liệt sĩ hy sinh năm 1972.

Trong quá trình tiến hành khai quật theo chỉ định của bà Trần Thị Cam, địa điểm gần chợ thị xã Quảng Trị, sát bờ sông Thạch Hãn; bộ phận khai quật đã phát hiện nhiều hiện vật như dép cao su, lược chải đầu làm bằng mảnh xác máy bay Mỹ, đặc biệt có một chiếc bi đông nhôm khắc chữ: “Văn Hạnh - QL - Quảng Trạch - Quảng Bình”. Qua nhiều nguồn xác minh thông tin với các cấp, ngành chức năng ở tỉnh Quảng Bình và huyện Quảng Trạch, bộ phận khai quật đã biết tên xã “QL” của liệt sĩ là xã Quảng Long, vì ở huyện Quảng Trạch còn có nhiều xã như Quảng Liên, Quảng Lưu, Quảng Lộc. Vậy là thông tin chính xác về liệt sĩ Trần Văn Hạnh được truyền đến ngay gia đình cô giáo Trần Thị Khánh Châu, là cháu gái của liệt sĩ, hiện đang cư trú tại xã Quảng Phong, huyện Quảng Trạch. Liền sau đó cô cháu gái Trần Thị Khánh Châu đón xe ngay vào thị xã Quảng Trị dự lễ an táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã.

Qua những ngày đi tiền trạm để lấy tư liệu phục vụ cho chương trình truyền hình trực tiếp “Quảng Trị - Sáng mãi niềm tin chiến thắng” phát vào lúc 20 giờ ngày 27/7/2012 trên sóng VTV1 và VTV6, nhóm tiền trạm đã được Ban quản lý di tích Thành Cổ cung cấp thông tin và hiện vật liên quan đến chiếc bi đông của liệt sĩ Trần Văn Hạnh. Trước khi đi Quảng Bình để thực hiện phóng sự làm chất liệu cho chương trình, cả nhóm lên xe của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị đến nghĩa trang liệt sĩ thị xã Quảng Trị để thắp hương ở đài lễ chính và phần mộ của liệt sĩ Trần Văn Hạnh.

Tiết trời mùa hè ở Quảng Trị khá nóng bức, cùng với gió Tây Nam thổi mạnh nên “cái nắng, cái gió” ở đây như càng khó chịu hơn đối với những bạn trẻ từ Hà Nội vào. Ấy vậy mà vào khoảng 3 giờ chiều, khi cả nhóm vừa bước xuống xe đã chứng kiến cảnh tượng khó tin, đó là ở ngoài cổng nghĩa trang thì trời nắng chang chang, phía trong nghĩa trang liệt sĩ thì trời đổ cơn mưa, làm ai nấy phân vân, lo lắng. Phải đợi khi trời tạnh thì cả nhóm mới vào thắp hương, hành lễ.

Đứng trước phần mộ của liệt sĩ Trần Văn Hạnh, anh Lâm Huỳnh - lái xe của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị vừa dâng hương vừa nói: “Sáng mai mấy anh em chúng tôi có ra nhà anh ở Quảng Trạch để quay phóng sự về gia đình anh, anh có về quê với mấy đứa em không”.

Sáng ngày hôm sau, chiếc xe Toyota 16 chỗ của đài Quảng Trị vào thị xã Quảng Trị đón nhóm phóng viên đi huyện Quảng Trạch, Quảng Bình tác nghiệp. Trên xe mọi người ai cũng nói cười vui vẻ để quên đi quãng đường dài hơn 140 km, mong cho mau đến địa điểm để ghi hình. Trên đường đi, theo thông tin đã hẹn trước với gia đình, cả đoàn ghé vào nhà người cháu gái ruột của liệt sĩ để dẫn anh em tới nhà của liệt sĩ. Đường về xã Quảng Long uốn mình quanh co thật đẹp, hai bên đường những hàng cây xanh chạy vun vút, đó đây còn có những mái nhà lợp ngói đỏ, như càng tô thêm vẻ đẹp của vùng nông thôn yên bình.

Xe vừa dừng trước ngõ, biên tập viên Thành Vũ đi trước, tiếp đến là biên tập viên L.A, quay phim Đình Hưng đi sau để ghi hình. Khi đoàn tới gần cổng vào nhà thì phóng viên Đình Hưng ngạc nhiên thấy đôi chân của L.A như đi tập tễnh, chân cao chân thấp mà mấy ngày trước đó vẫn đi lại bình thường. Rồi L.A vứt dép và túi xách, vừa khóc vừa chạy vào nhà mà nói: “Bố mẹ ơi con đã được về nhà với bố mẹ đây rồi, con gọi bố mẹ mà bố mẹ đâu rồi, sao không ra đón con với…”.

- L.A nhìn vào phóng viên Đình Hưng: “Chú đang làm gì đó, ai cho chú vào đây”.

- Phóng viên Đình Hưng: “Dạ cháu từ Hà Nội vào đây làm phim về chú, liên quan đến chiếc bi đông ở Thành Cổ Quảng Trị ạ”.

- L.A: “Thế thì cho chú làm đó”.

- Phóng viên Đình Hưng: “Đôi chân của chú sao đi tập tễnh thế”.

- L.A: “Khi chiến đấu ở Thành Cổ chú bị trúng đạn ở chân mà, đau lắm”.

Cuộc trao đổi ngắn gọn xong thì kim đồng hồ đã chỉ hơn 10 giờ trưa, lúc này mọi người trong gia đình đã có mặt đông đủ, chứng kiến từ đầu cuộc hội thoại “âm dương” rất đỗi thiêng liêng này.

Đứng trước gian giữa căn nhà 3 gian truyền thống ấm cúng của gia đình:

- L.A: “Tôi đói bụng quá, cả nhà cho tôi ăn cơm đi, cơm với muối lạc vừng thôi”.

- Phóng viên Đình Hưng: “Dạ, để cháu xuống bảo trong nhà nấu cơm ạ”.

Độ chừng hơn 30 phút sau, một bát cơm to cùng dĩa muối lạc vừng được gia đình đặt lên bàn thờ, như không đợi để gia đình thắp xong nén hương, L.A liền bước đến bàn thờ đưa hai tay bưng lấy bát cơm cùng dĩa muối mà ăn ngon lành.

- Đình Hưng: “Sao chú ăn nhiều thế?”

- L.A: “Đồng đội chú ở nghĩa trang nhiều lắm, mọi người đến thắp hương, hoa quả cũng nhiều nhưng chia nhau không đủ. Ở quê nhà, gia đình có làm mâm cúng theo ngày ghi trong giấy báo tử, nhưng chú cũng không về dự được. Nay đường sá đổi thay nhiều nên cũng không nhớ đường mà về”.

- Đình Hưng: “Thế là bắt đầu từ hôm nay chú nhớ đường về nhà rồi nhé”.

- L.A: “Nói thật với các cháu, chiều hôm qua khi các cháu vào nghĩa trang liệt sĩ thị xã Quảng Trị thắp hương, chú biết là sẽ thắp hương trên phần mộ của chú nữa, để ngày hôm sau đoàn ra nhà chú ở Quảng Bình, cảm động quá đến chảy nước mắt nên trời đổ cơn mưa đó. Cũng may là chú biết lịch trình của đoàn nên chú ngồi trên xe cùng đi với các cháu mới đến được nhà đây”.

Vừa nghe đến câu “Chú ngồi trên xe cùng các cháu”, bỗng nhiên gương mặt của Thành Vũ, Đình Hưng cùng anh Lâm Huỳnh như tái đi vì sợ, vì không biết suốt quãng đường từ Quảng Trị đến Quảng Bình có liệt sĩ Trần Văn Hạnh đồng hành cùng đoàn.

Đêm 27/7/2012, sân khấu chương trình “Quảng Trị - Sáng mãi niềm tin chiến thắng” được dựng trên sông Thạch Hãn bừng sáng, lung linh sắc màu. Hơn 21 giờ trên sóng trực tiếp của kênh VTV1, VTV6 xuất hiện phóng sự: “Câu chuyện tìm ra chiếc bi đông và câu chuyện của bà mẹ chờ con” làm lay động lòng người, “lấy” được nước mắt của khán giả qua lời kể của cô giáo Trần Thị Khánh Châu: “Nhiều khi bà ngồi ôm lấy những lá thư mà nói rằng con của mẹ ngoan lắm, trời lạnh như thế này con có ấm không. Thấy đoàn bộ đội đi ngang qua bà nói các cháu ơi cậu về đây rồi. Con ở đâu con về với mẹ, bữa ăn nào bà cũng đơm hai bát, một bát cho mẹ và bát dành cho con. Nhắc đến việc gì bà cũng nhắc đến cậu, một chiếc máy bay bay qua bầu trời cũng mong chúng đừng thả bom trúng cậu, một làn mây bay qua cũng mong mưa đừng làm ướt cậu. Tình mẫu tử của bà thật trong sáng và đẹp đẽ, không từ ngữ nào diễn tả hết được…”.

T.Đ.M

TRẦN ĐĂNG MẬU
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 343

Mới nhất

Đông Hà - Hành trình phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

2 Giờ trước

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ công nhận Thành phố Đông Hà là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố Đông Hà (2009-2024) vừa được tổ chức trọng thể tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị sáng ngày 14/10/2024...

Đại hội Liên đoàn Cầu lông Quảng Trị Khóa I: Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, phát triển thể lực và trí lực

06/10/2024 lúc 15:58

Sáng ngày 5/10/2024, tại Quảng Trị, Liên đoàn Cầu lông tỉnh đã long trọng tổ chức Đại hội Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu đến từ các câu lạc bộ cầu lông khắp địa bàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm sâu rộng của cộng đồng đối với bộ môn cầu lông.

Hình bóng quê nhà

06/10/2024 lúc 15:08

Con người ta ngày ngày sống trên mảnh đất quê hương, trang phục, ăn nói, đi đứng đều mang phẩm hồn của làng quê đó. Cho đến khi rời đi một nơi nào khác, mới thèm da diết được sống lại trên mảnh đất quê nhà. Thèm một bụi tre già trưa chiều rì rào gió hát. Thèm một tiếng nói quê tuổi ấu thơ tìm về.

Kẹo ú, mang cả tuổi thơ trở lại

06/10/2024 lúc 15:05

Kẹo ú có nơi gọi là kẹo củi, kẹo bột, kẹo mật. Chẳng biết nguồn gốc từ đâu và có từ khi nào nhưng người ta chỉ nhớ rằng, kẹo ú là món ăn vặt gắn liền với ký ức tuổi thơ biết bao người từ những ngày khó khăn lam lũ. Ở quê tôi vẫn thường gọi là kẹo xóc, thức quà tuổi thơ nay chỉ còn trong ký ức.

Ngồi uống trà cùng thầy

06/10/2024 lúc 01:08

Nhiều năm nay tôi vẫn thường có hẹn ngồi uống trà cùng thầy vào những ngày đầu thu. Đó là dịp tôi về quê giỗ mẹ, ngồi từ chiều đến tối ngoài mộ, hoàng hôn buông sẫm trên vai áo.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

15/10

25° - 27°

Mưa

16/10

24° - 26°

Mưa

17/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground