Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 16/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hội thảo “Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường - Cuộc đời và sự nghiệp”

TCCVO - Ngày 14/10, UBND huyện Triệu Phong phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Quảng Trị và Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học “Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường 14/10 (1824 - 2024).

Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường, người tổng An Cư, huyện Đăng Xương, nay là thôn An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là đại thần triều Nguyễn, có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Sau ngày kinh đô Huế thất thủ, Nguyễn Văn Tường ở lại thương lượng với Pháp để ổn định tình hình nhưng cuối cùng bị Pháp lưu đày ở đảo Tahiti và mất tại đây. Nhìn nhận về ông, hậu thế vẫn còn nhiều điều băn khoăn, tranh cãi.

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: C.N

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: C.N

Tiến sĩ Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Nguyễn Văn Tường là đại thần triều Nguyễn, thuộc phe chủ chiến có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Ông lần lượt kinh qua các chức vụ ở nhiều địa phương và cả kinh đô Huế, khi làm huấn đạo, khi giữ chức tri huyện, làm án sát, rồi chuyển về giữ chức Phủ doãn Thừa Thiên, kiêm cai quản Quảng Trị, sau đó giữ các chức vụ cao trong triều đình Huế như: Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, sung Cơ Mật viện, Phụ trách Thương Bạc viện, đảm trách ngoại giao, thương thuyết rồi Phụ chính đại thần.

“Nhìn lại con đường làm quan của Nguyễn Văn Tường, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bàn về xu hướng chủ chiến và chủ hòa trong triều đình qua các thời kỳ, dẫn về trường hợp của Nguyễn Văn Tường bị quy là đầu hàng Pháp và tiếp tay cho giặc, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, sau ngày Kinh đô thất thủ (5/7/1885), Nguyễn Văn Tường không phải đào tẩu hoặc ra đầu thú với Pháp mà vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ Phụ chính đại thần của triều đình là do lệnh của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ngay từ lúc đầu, sau đó được vua Hàm Nghi giao nhiệm vụ và đồng thuận của Tôn Thất Thuyết để đàm phán với Pháp nhằm hạn chế tàn sát, cướp bóc, bảo tồn tôn miếu, xã tắc, thần dân, bình ổn cuộc sống.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Bang tham dự hội thảo - Ảnh: C.N

Nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Bang tham dự hội thảo - Ảnh: C.N

“Trên thực tế, Nguyễn Văn Tường không những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là nhân vật tạo được sự thu hút, chú ý của đối phương. Pháp bất ngờ vì tưởng chỉ có dùng vũ lực là chiếm được thành Huế và bắt được vua Hàm Nghi, nay phải đối phó với một vị quan đầu Triều đứng đầu phe chủ chiến có biệt tài về ngoại giao đang hiện hữu. Sự có mặt của Nguyễn Văn Tường tại Huế sau khi quân đội Triều đình thất bại là cớ để các quan chức hàng đầu của Pháp ra sức tìm cách đối phó, góp phần chia rẽ mục tiêu truy kích xa giá của vua Hàm Nghi, làm trì hoãn cuộc đuổi bắt nhà vua, tam cung và quan quân trên đường ra Tân Sở” - PGS.TS Đỗ Bang chia sẻ.

Còn theo Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam, Nguyễn Văn Tường là một chính trị gia và là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thời nhà Nguyễn, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ triều đình và đất nước trong giai đoạn khó khăn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Văn Tường là một chuỗi ứng xử rất đa dạng trước những tình thế ngặt nghèo của đất nước, nhưng nhìn tổng thể, Nguyễn Văn Tường vẫn luôn là người hành xử vì quyền lợi của dân tộc.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Qua các ý kiến tham luận, thảo luận tại hội thảo, từ nhiều góc độ khác nhau, với cách nhìn đa chiều, bằng những luận giải khoa học có giá trị cao, các nhà sử học, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá khá toàn diện; làm nổi bật, sâu sắc hơn công trạng, thể hiện sự tôn vinh, tri ân đối với Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường, một đại thần trung hiếu vẹn toàn với đức hi sinh, tận hiến cao cả cho đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết từ năm 2002 đến nay, nhiều hội thảo khoa học mang tầm quốc gia đã được tổ chức, với những cứ liệu lịch sử đầu nguồn thuyết phục đã khẳng định, làm sáng tỏ, khôi phục lại công trạng và những đóng góp to lớn của Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc, đặc biệt đã minh oan cho nỗi oan tồn tại hơn 100 năm qua của ông.

Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại hội thảo - Ảnh: C.N

Ông Hoàng Nam mong muốn huyện Triệu Phong sẽ phối hợp với Hội KHLS tỉnh biên tập cuốn kỷ yếu hội thảo để xuất bản thành sách, phát hành rộng rãi để công chúng hiểu rõ hơn về Người con của Quảng Trị - danh nhân Nguyễn Văn Tường. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thủ tục xây dựng công trình nâng cấp tôn tạo lăng mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tường; phối hợp với huyện Cam Lộ gắn kết di tích Kỳ vĩ Quận công Nguyễn Văn Tường tại xã Triệu Phước với di tích và đền thờ vua Hàm Nghi tại huyện Cam Lộ để tạo thành tour du lịch trải nghiệm về “kinh đô” trong buổi đầu kháng Pháp.

 

C.N

Mới nhất

Tập huấn nghiệp vụ làm phim tài liệu, phim phóng sự truyền hình tại Quảng Trị

17 Giờ trước

Sáng ngày 15/10/2024, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị khai mạc lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ làm phim tài liệu, phim phóng sự truyền hình.

Đông Hà - Hành trình phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

14/10/2024 lúc 16:05

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ công nhận Thành phố Đông Hà là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố Đông Hà (2009-2024) vừa được tổ chức trọng thể tại Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị sáng ngày 14/10/2024...

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao tổ chức khánh thành và bàn giao Nhà “Mái ấm Biên cương”

17 Giờ trước

TCCVO - Chiều 15/10/2024, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho hộ gia đình ông Hồ A Tay. Đây là công trình hướng tới chào mừng mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Đại hội Liên đoàn Cầu lông Quảng Trị Khóa I: Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, phát triển thể lực và trí lực

06/10/2024 lúc 15:58

Sáng ngày 5/10/2024, tại Quảng Trị, Liên đoàn Cầu lông tỉnh đã long trọng tổ chức Đại hội Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu đến từ các câu lạc bộ cầu lông khắp địa bàn tỉnh, thể hiện sự quan tâm sâu rộng của cộng đồng đối với bộ môn cầu lông.

Hình bóng quê nhà

06/10/2024 lúc 15:08

Con người ta ngày ngày sống trên mảnh đất quê hương, trang phục, ăn nói, đi đứng đều mang phẩm hồn của làng quê đó. Cho đến khi rời đi một nơi nào khác, mới thèm da diết được sống lại trên mảnh đất quê nhà. Thèm một bụi tre già trưa chiều rì rào gió hát. Thèm một tiếng nói quê tuổi ấu thơ tìm về.

Kẹo ú, mang cả tuổi thơ trở lại

06/10/2024 lúc 15:05

Kẹo ú có nơi gọi là kẹo củi, kẹo bột, kẹo mật. Chẳng biết nguồn gốc từ đâu và có từ khi nào nhưng người ta chỉ nhớ rằng, kẹo ú là món ăn vặt gắn liền với ký ức tuổi thơ biết bao người từ những ngày khó khăn lam lũ. Ở quê tôi vẫn thường gọi là kẹo xóc, thức quà tuổi thơ nay chỉ còn trong ký ức.

Ngồi uống trà cùng thầy

06/10/2024 lúc 01:08

Nhiều năm nay tôi vẫn thường có hẹn ngồi uống trà cùng thầy vào những ngày đầu thu. Đó là dịp tôi về quê giỗ mẹ, ngồi từ chiều đến tối ngoài mộ, hoàng hôn buông sẫm trên vai áo.

Sau cơn bão tuyết

06/10/2024 lúc 00:50

Đài truyền hình đưa tin: “Filomena - Cơn bão tuyết đổ bộ vào thủ đô Marid, mang theo lượng tuyết kỷ lục trong vòng năm mươi năm trở lại đây, cướp đi sinh mạng của bốn người, hàng chục nghìn cây xanh bật gốc, hoạt động giao thông hàng không và đường sắt trên cả nước gần như bị tê liệt hoàn toàn”.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

17/10

25° - 27°

Mưa

18/10

24° - 26°

Mưa

19/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground