Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 18/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Yang Cu Da - Tục thờ linh hồn người sống nhà vợ trong gia đình chồng của đồng bào Bru - Vân Kiều

Sống giữa Trường Sơn đại ngàn, để thích ứng với thiên nhiên, từ trong tâm thức của đồng bào Bru - Vân Kiều đã xuất hiện tục thờ Yang Cu Da, thờ linh hồn người sống nhà vợ trong gia đình nhà chồng. Đây là một phong tục tập quán độc đáo mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện quyền bình đẳng giới, tính ưu việt dành cho người phụ nữ trong cộng đồng người Bru - Vân Kiều.

Tục thờ linh hồn người sống nhà vợ trong gia đình chồng của đồng bào Bru - Vân Kiều xuất phát từ việc đi lại khó khăn, núi non, sông suối hiểm trở, thú rừng rình rập… từ đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người vợ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tâm linh, chăm sóc tổ tiên ông bà sinh thành ra mình. Sau khi tổ chức lễ cưới về ở với nhà chồng, được sự đồng ý của ông cậu và gia đình bên chồng, phụ nữ Bru - Vân Kiều được thờ linh hồn nhà mình trong gia đình nhà chồng.

Theo nghi thức thì bàn thờ của gia đình nhà chồng được đặt chính giữa ngôi nhà, còn bàn thờ gia đình nhà vợ ở bên trái hoặc bên phải trong ngôi nhà và được trang trí trang trọng để thờ tự linh hồn nhà vợ.

Theo tập tục, người vợ trở về nhà chồng tháng đầu tiên sẽ được bố mẹ chồng đặt tên và trong lễ nhập hồn gia đình nhà chồng, ma nhà chồng cai quản. Lễ cúng thông thường gồm có: 1 con heo, 1 con gà mái, 1 bát xôi và mời họ hàng đến chứng kiến. Ông cậu đứng ra chủ trì để kính báo với tổ tiên, họ hàng cũng như với các vị thần linh rằng, từ nay gia đình đã có thêm một thành viên mới và cầu mong ông, bà, tổ tiên cũng như các đấng thần linh phù hộ độ trì được mạnh khỏe, sinh con lũ, cháu đàn. Linh hồn của thành viên mới này sẽ được tượng trưng bằng một chiếc bát. Trong chiếc bát đặt 1 miếng cau, 2 - 3 miếng vỏ cây tà rũi, hai lá trầu được cắt thành bốn miếng nhỏ có quệt vôi đặt xung quanh.

Bàn thờ linh hồn người sống nhà vợ tại gia đình nhà chồng của đồng bào Bru - Vân Kiều - Ảnh: H.P

Bàn thờ linh hồn người sống nhà vợ tại gia đình nhà chồng của đồng bào Bru - Vân Kiều - Ảnh: H.P

Sau khi cúng xong, chiếc bát được đặt lên bàn thờ theo thứ tự từ lớn đến bé tính từ phải qua trái. Trong mỗi gia đình có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu chiếc bát bản mệnh được thờ và người chủ gia đình luôn ghi nhớ chiếc bát của từng người, để khi người nào ốm đau thì phải cúng đúng chiếc bát của người đó. Đây là một vật thờ hết sức linh thiêng, tuyệt đối không cho người lạ chạm đến vì sợ ô uế thần bản mệnh sẽ bỏ đi. Nếu tự nhiên mà chiếc bát linh hồn của ai đó bị rơi xuống đất thì người ta cho rằng đó là một điềm xấu, điềm gở, vì vậy, họ phải sắm lễ vật và mời thầy mo đến cúng.

Sau khi chính thức trở thành thành viên gia đình nhà chồng, được sự đồng ý của ông cậu và gia đình nhà chồng người vợ tiến hành làm nghi lễ Yang Cu Da thờ linh hồn người sống của gia đình nhà mình trong nhà chồng với những công đoạn theo phong tục như sau:

Trước hết là Lễ Yang Cu Da A Mứt (Lễ lần thứ nhất) nghi lễ gồm bốn còn gà, hai vòng đồng hoặc vòng thép, rượu làm lễ nhập hồn vào Chiệt có sự chứng kiến của ông cậu và các thành viên trong gia đình chồng để báo cáo các thần linh và tổ tiên ông bà biết từ nay hai gia đình gắn kết tình keo sơn như là máu thịt, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tiếp đến là Lễ Yang Cu Da Bar (Lễ lần hai) nghi lễ gồm bảy con gà, một con lợn và rượu. Kết thúc Lễ Yang Cu Da Bar một thời gian dài, con cháu được dựng vợ gả chồng, có công ăn việc làm ổn định, kinh tế gia đình có của ăn của để đồng bào tiến hành nghi lễ Yang Cu Da Xuất (Lễ kết thúc). Dưới sự chứng giám của ông cậu, thành kính báo cáo với ông bà về thành viên mới của gia đình, cầu mong tổ tiên chở che, nội ngoại hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho con cháu hòa thuận, mùa màng tươi tốt, gia súc, gia cầm phát triển.

Với quan niệm linh hồn là nơi chứa đựng nhiều thế lực siêu nhiên, sẵn sàng giáng xuống cuộc sống trần thế những sự trừng phạt không lường trước được. Nếu biết làm vừa lòng những đấng thần linh sẽ mang lại những điều tốt lành, hạnh phúc. Do vậy, mọi sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống, đồng bào cho rằng đều có con mắt vô hình nào đó dõi theo, giám sát họ. Đất có vị thần đất (Yang kute), sông có vị thần sông (Yang krông), suối có vị thần suối (Yang đạh), núi có thần núi (Yang coor), rừng có vị thần rừng (Yang xự)… Đến như bản thân mỗi con người cũng có vị thần linh giám sát và độ trì cho mình là thần bản mệnh (Yang Cu Da) và gắn liền với quan niệm này là tập tục thờ cúng linh hồn nhà vợ trong gia đình nhà chồng được người dân hết sức coi trọng - Tục thờ linh hồn người sống mà theo tiếng của người Bru - Vân Kiều gọi là Chiệt.

Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Bru - Vân Kiều, tục thờ Yang Cu Da là một trong những tập tục giữ một vai trò rất quan trọng, gắn liền với cuộc đời của mỗi con người từ lúc sinh ra và kéo dài trong suốt cuộc đời của họ cho đến lúc mất đi.

Người Bru - Vân Kiều quan niệm vạn vật hữu linh, con người bao giờ cũng có 2 phần: phần hồn và phần xác. Hồn và xác là thế giới riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Con người sống, đi lại, làm việc, hoạt động được là nhờ có linh hồn. Việc đau ốm hay khỏe mạnh của một cá nhân nào đó là do phần hồn quyết định. Khi hồn yên tĩnh, không bị xúc phạm, không bị quấy phá, hồn sẽ làm cho con người khỏe mạnh, không bị đau ốm; còn khi một người nào đó gặp rủi ro, đau ốm, bệnh tật… là do hồn không yên, hồn bỏ đi phải nhờ đến các đấng thần linh che chở.

Hình thức thờ Yang Cu Da - thờ cúng linh hồn của người đang sống rất phổ biến ở đồng bào Bru - Vân Kiều. Theo hình thức thờ cúng này, linh hồn của mỗi thành viên trong gia đình được tượng trưng bằng một cái bát vì vậy người Bru - Vân Kiều gọi là Bát bản mệnh. Gia đình người Bru - Vân Kiều có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cái bát để thờ cúng.

Khi một người mắc bệnh thông thường, trong gia đình có thể tự cúng nếu khỏi bệnh thì chỉ cần khấn tạ ơn với thần linh nhưng trong một vài trường hợp bị bệnh nặng hoặc đau ốm thường xuyên thì gia đình sẽ mời thầy mo đến cúng và có thể sẽ phải thay đổi vật giữ hồn cho bát bản mệnh. Điều này sẽ được quyết định bởi thầy mo, gia đình chỉ thực hiện theo.

Theo các già làng thì việc tách bàn thờ hoặc thay đổi vật thờ (vật giữ hồn) chỉ có thể do thầy mo quy định, còn người trong gia đình không thể làm công việc này. Người Bru - Vân Kiều cho rằng có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh tật, đau ốm: ma quỷ làm hại, thần linh trừng phạt và bị đánh thuốc bằng ma thuật. Ngoài cách chữa bệnh bằng thuốc nam, củ cây rừng, một phương pháp khác phổ biến là cúng bái, mời thầy mo đến cúng gọi hồn của người đó về. Đây là một hình thức chữa bệnh tâm linh tồn tại khá phổ biến. Trong quan niệm của người Bru - Vân Kiều, thầy mo là người có khả năng đặc biệt, có thể tiếp xúc với thần linh, ma quỷ… Bởi thế, khi có người đau ốm, chỉ có thầy mo mới gọi được hồn của người đau về. Đối với những trường hợp bị bệnh quá nặng, đồng bào cho rằng lúc này không phải hồn đã bỏ đi mà do người này đã xúc phạm đến thần linh nên đã bị Yang quở phạt. Trong trường hợp này, bên cạnh gọi hồn còn phải chữa bằng phép thuật. Đến lúc chết, tục Yang Cu Da vẫn được thế hệ con cháu tiếp thục thờ cúng trên bàn thờ từ đời này sang đời khác.

Ngày nay, tục thờ Yang Cu Da có những thay đổi trong cộng đồng người Bru - Vân  Kiều, một số gia đình vẫn còn thờ tự, đây là một phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện nghĩa cử của người thân trong gia đình đến những đấng sinh thành. Tục thờ Yang Cu Da là sự kết tinh sống động của đời sống văn hóa tinh thần của người Bru - Vân Kiều. Nó không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu đời sống tâm linh, mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, hấp dẫn có sức lôi cuốn con người và tạo sự gắn kết cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát triển những di sản văn hóa trường tồn với thời gian.

HỒ PHƯƠNG
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 356

Mới nhất

Tục chia hồn lúa của người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi/Pa Kô

19 Giờ trước

Sinh sống trong điều kiện môi trường núi rừng, cuộc sống của người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi/Pa Kô chủ yếu dựa trên canh tác lúa nương và săn bắn hái lượm, một cách thức sinh tồn cơ bản, phổ biến và kéo dài. Chính vì thế, trong đời sống của họ cũng như của các tộc người bản địa khác sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung vẫn còn những tập tục phản ánh nhiều dấu ấn của xã hội thời kỳ nguyên thủy, biểu hiện rõ nét nhất qua chu trình sinh trưởng của cây lúa.

Hiền Lương - Bến Hải nơi biểu trưng cho khát vọng hòa bình

16/10/2024 lúc 15:21

Năm 2024 được sự đồng ý của Trung ương, tỉnh Quảng Trị phối hợp với các ban, bộ, ngành tổ chức lễ hội Vì Hòa bình, cụm di tích Hiền Lương - Bến Hải là địa điểm trọng tâm tổ chức lễ hội đặc biệt này.

Địa danh và quá trình phát triển vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử

16/10/2024 lúc 16:51

*Vài nét về địa danh Đông Hà Theo các nguồn tư liệu và thư tịch cổ mà chúng ta biết đến hiện nay thì địa danh Đông Hà xuất hiện đầu tiên trong ghi chép của Nhà bác học Lê Quý Đôn vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đó là vào năm 1776, khi ông giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hoá.

Địa danh và quá trình phát triển vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử (kỳ 2)

16/10/2024 lúc 16:59

Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), từ tháng 2/1976, thực hiện Nghị quyết 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu vực Vĩnh Linh để sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên mới được thành lập, bao gồm tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (của miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên của miền Nam(25).

Khởi sắc Vĩnh Ô

16/10/2024 lúc 16:29

Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, từ những chắt chiu trong cuộc sống thường ngày, cần cù trong lao động, học hỏi, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh đã mang đến những đổi thay về vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô và từng bước đưa nơi này thoát dần những khó khăn đeo đẳng bao đời.

Đêm lạ nhà

7 Giờ trước

Mẹ con Hoài xuống sân bay chừng mười giờ tối, thêm một cuốc xe hơn chục cây số nữa thì về đến nhà Sơn - cậu em họ bên chồng. Hai đứa con gái vốn quen đi tàu xe từ bé nên rất ngoan.

Món quà trời ban

7 Giờ trước

Xe dừng. Hai cô gái sinh viên đứng chần chừ ngó nghiêng vô chiếc xe chật ních. Một cô kéo bạn bảo thôi, chờ xe sau. Cô kia tỏ ra hiểu chuyện giục bạn mình lên cho rồi “mấy ngày này lễ, xe nào cũng thế.”

Lời thương không nở trên môi

7 Giờ trước

Bữa nọ, bạn rủ tôi đi cà phê. Bạn không có thói quen đi cà phê buổi tối, nhưng thỉnh thoảng sẽ có ngoại lệ. Và ngoại lệ ấy, hẳn trĩu nặng những nỗi niềm.

Về nhà nhớ mang quà vô nghe

22 Giờ trước

Tôi nhớ trong phim “Phía trước là bầu trời” (đạo diễn Đỗ Thanh Hải) có cảnh thế này, khi người chị trong xóm trọ sau những ngày về quê lên, vừa tới cổng, các em trong xóm trọ đã chạy ùa ra đón. Đứa nào đứa nấy hỏi rối rít chị có đem quà lên không, rồi tranh nhau mở cái túi chị cầm, lục trong đó ra đùm bánh trái quê chia nhau. Bộ phim ấy đã chiếu cách đây hơn hai mươi năm, gợi nhớ ký ức của bao người về một thời sinh viên, thời đi ở trọ. Xem lại cảnh phim đó khiến tôi nhớ đến những năm tháng sống xa nhà, mỗi lần thông báo sẽ về quê, bạn bè em út trong xóm trọ lại nhắn nhủ “về nhà nhớ mang quà vô nghe”. Nghe thân thương, gần gũi chi lạ.

Đã đi Văn Quỹ nhớ mang quà về

22 Giờ trước

Gối đầu lên dòng sông Ô Lâu tình sử, làng Văn Quỹ là một cái nôi sản sinh ra văn hóa ẩm thực với những sản phẩm thủ công truyền thống. Nơi đã cho chúng tôi những ngày trải nghiệm khó quên với tình đất, tình người chân thành, nồng hậu, những đặc sản dân dã dư vị đồng quê đáng quý và chuyện trăm năm về chiếc nón lá đi qua năm tháng đời người.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

19/10

25° - 27°

Mưa

20/10

24° - 26°

Mưa

21/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground