Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 13/05/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nghệ sĩ ưu tú Châu Dinh – một đời vì nghệ thuật Ca kịch và Dân ca Thừa Thiên – Huế

NSUT. Châu Dinh tên thật là Nguyễn Thị Dinh, sinh năm 1942 tại Cửa Tùng, quê quán Triệu Hoà, Triệu Phong, Quảng Trị. Thời thơ ấu, Châu Dinh lớn lên và sinh sống ở Cửa Tùng, quê mẹ. Hồn dân ca từ vùng nông thôn yên ả trong những tháng ngày niên thiếu đã ươm mầm nghệ thuật cho cô bé đang độ tuổi 12,13. Châu Dinh kể rằng mỗi lần từ loa phát thanh công cộng cất lên những giai điệu dân ca, ca Huế là Châu Dinh thường chỏng tai nghe. Khi thì đang nấu nồi cơm hoặc nồi cám lợn, lúc thì đứng dựa cột chuối vườn nhà. Âm hưởng giọng ca Châu Loan đã len lỏi, thấm sâu rồi sống mãi trong tâm hồn Châu Dinh từ ấy. Bút danh Châu Dinh cũng khởi nguồn từ sự mến mộ tài hoa Châu Loan, người nghệ sĩ bà con chú bác lại.

Năm 1960, Châu Dinh đã được tiếp nhận vào đoàn Ca kịch Trị Thiên Huế khi đoàn đang đóng tại Ty Thông Tin Văn Hoá Vĩnh Linh. Thời gian này Châu Dinh đã có dịp trau dồi, rèn luyện các kỹ năng ca, kỹ năng sân khấu. Bà Kim Thao, là người đã công giúp Châu Dinh định hình tính cách, vai diễn về sau. Năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đang bắt đầu bước vào thế trận mới, Châu Dinh đã được Đài Tiếng nói Việt Nam mời thể hiện nhiều bài ca Huế, dân ca Bình Trị Thiên ngợi ca cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc. Thính giả trong cả nước biết đến tên tuổi Châu Dinh từ độ ấy.

Những năm 1970, trên miền đất XHCN, Châu Dinh đã có những tháng ngày tuyệt vời về sự ôn luyện học tập nghệ thuật ca kịch Huế. Từ phong cách biểu diễn đến kỹ thuật diễn, ca Châu Dinh đều cố gắng thể hiện để không làm phụ lòng các bậc thầy như Kim Oanh, Mộng Điệp, Minh Tâm.

Từ năm 1966 đến năm 1969, Châu Dinh được theo đoàn vào tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh. Đây là giai đoạn tàn khốc nhất đối với Châu Dinh trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, hiểm nguy. Từ các địa đạo, giao thông hào, Châu Dinh đã đau nỗi đau của gia đình khi cha, rồi mẹ, em lần lượt mất bởi bom Mỹ; đau nỗi đau nhân dân dưới làn bom đạn Mỹ, và Châu Dinh đã kiên định, khí phách, chịu đựng, ngoan cường, bất khuất của một chiến sĩ văn hóa. Châu Dinh sống giữa lòng dân và được chở che.

Với tài năng và bản lĩnh của mình, Châu Dinh được đoàn phân công đảm nhận nhiều vai diễn quan trọng. Châu Dinh nhớ và ấn tượng nhất là vai diễn đầu tiên: Bà Lành trong vở diễn Con gà chân chì. Qua vai bà Lành, Châu Dinh đã thu hút được sự chú ý của khán giả, niềm tin cậy của khán giả dành cho Châu Dinh ngày càng được nhân lên.

Nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật ca Huế tiếp tục được định hình theo thời gian. Lần lượt, Châu Dinh đảm nhận nhiều vai diễn mới như Kan Xiêm (vở Kan Lịch), Công chúa Sở, Tuấn mẫu (v Thoại Khanh Châu Tuấn), Bà vợ trung tá quân đội Sài Gòn (v Chiếc áo cưới màu xanh), Bà mẹ sinh viên đấu tranh (v Nước mắt và bạo lực), nhũ mẫu (vở Quạ thần, pho tượng đá)... Khi đã thể hiện những vai diễn trên, Châu Dinh đã hóa thân vào nhân vật một cách nhuần nhuyễn bởi Châu Dinh đã nghiên cứu rất kỹ các kịch bản; có một quá trình quan sát cuộc sống đời thường; nắm bắt tinh tế ý đồ đạo diễn; nhất là làm sao cho bạn diễn cũng có những niềm hứng thú sáng tạo như mình trên sân khấu. Châu Dinh đã lưu tâm vận dụng thế mạnh của giọng để kết hợp những động tác diễn, tùy tính cách từng nhân vật mà nhập vai.

Tài năng nghệ thuật của Châu Dinh được nhiều đài, báo trong nước ngợi ca. Chị xứng đáng với Huy chương Bạc (1985), Huy chương Vàng (1990) cùng nhiều Bằng khen khác qua các mùa hội diễn. Bên cạnh thành tích trên, Châu Dinh đã được Bộ VHTT tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa, y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp VHNT và vinh dự nhất là được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1993.

Từ năm 1975, Châu Dinh theo đoàn ca kịch Trị Thiên về Huế. Khán giả Huế đã sớm được biết tài năng của Châu Dinh trong những ngày đầu giải phóng. Ngoài việc phục vụ ở đoàn, Châu Dinh còn là một thành viên chủ lực của Câu lạc bộ Ca Huế thuộc Nhà Văn hóa Huế. Đây lại là giai đoạn Châu Dinh hoạt động tích cực nhất với nhiều chương trình lưu diễn trong tỉnh, trong nước, tại Nhật Bản (1993), chương trình thứ Tư, thứ Bảy hàng tuần tại 47 - Trần Hưng Đạo Huế, Chương trình ca Huế trên thuyền Sông Hương... Châu Dinh lại còn tham gia giảng dạy Ca Huế cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế, Trường VHNT Thừa Thiên - Huế.

Hiện nay Châu Dinh đang sống những ngày hưu trí đằm thằm với gia đình nhưng lại sôi nổi trong lao động nghệ thuật. Châu Dinh vẫn tiếp tục biểu diễn phục vụ khách, vẫn truyền dạy ca Huế cho thế hệ kế tiếp.

                                                               V.Q

Võ Quê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 130 tháng 07/2005

Mới nhất

Đừng cho tôi tất cả; Gom

02/05/2025 lúc 06:20

Đừng cho tôi tất cả                                             Đừng cho tôi tất cảTôi sẽ không tồn

Đường xưa; Tháng năm

02/05/2025 lúc 06:16

Đường xưaNgày xưa ùa về trong tiếng mưa đêmLang thang trên con đường một

Quê hương; Thưa ba

02/05/2025 lúc 06:04

Quê hương Tôi yêu nhánh lúa bờ treMẹ tôi cắp rổ ra khe xuống

Cơm chiều

02/05/2025 lúc 06:02

Em thường hỏi chiến tranh đã xaMà anh cứ kể hoài chuyện cũNắng vàng, hốc

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

14/05

25° - 27°

Mưa

15/05

24° - 26°

Mưa

16/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground