S |
inh ra, lớn lên tại làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh- Vùng hạ lưu bắc sông Bến Hải, chị Kim Phú như được nuôi dưỡng trong cái nôi dân ca Trị Thiên từ thuở ấu thơ. Bởi nơi đây có các nghệ nhân hát hay đàn giỏi như cụ Duyến, cụ Mè, các chị Châu Loan, Châu Dinh, Châu Phụng… Từng nổi danh mà khắp Bình Trị Thiên ai ai cũng biết.
Năm 12 tuổi đang là học sinh cấp Một chị Kim Phú đã có giọng hát khá hay. Chị thường hát bài “Câu hò bên bến Hiền Lương” và một số lần tập hát. Có giọng hát hay và hay hát đã làm cho bạn bè, thầy cô yêu mến gọi là chị con Sơn ca của lớp ba Làng Tùng hồi bấy giờ.
Đang học dỡ cấp Một với tuổi 13 thì đoàn văn công Quân khu 4 có ý định tuyển chị để đào tạo. Lần đó mẹ không cho đi, bởi đơn vị này đóng quân tại Nghệ An quá xa nhà. Không đi được văn công, chị tiếp tục học tập và làm hạt nhân văn nghệ của trường. Sau đó không lâu đoàn ca kịch Trị Thiên do ông Ngọc Yến làm trưởng đoàn về tận trường tuyển dụng. Ông cho gọi học sinh lại thử giọng, phát hiện năng khiếu đằng tuyển dụng đào tạo cho bổ sung cho đoàn sau này. Sau gần một buổi làm việc, cả trường có 15 học sinh dự tuyển, chỉ có mình chị trúng tuyển. Cuối buổi học họ còn giữ chị lại gần 30 phút để kiểm tra thêm những yếu tố cần thiết. Chị ra về lòng mừng khấp khởi nhưng vẫn có nỗi lo cân cấn sợ mẹ lại từ chối như dạo trước. Vừa bước chân vào nhà thấy mấy đứa bạn học cùng lớp về đó từ bao giờ. Thấy chị, chúng nó nháy mắt với nhau bưng miệng cười thầm. Bà mẹ đang thổi cơm nhà dưới bước lên nhìn chị chỉ tay vào trán:
- Mẹ biết con sáng nay vừa trúng tuyển vào đoàn ca Huế. Món này nó hợp với sở trường của mày đó. Đoàn này ở Vĩnh Linh. Thích thì mẹ cho đi.
Chị vui sướng ôm chầm mẹ, hai giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Mấy đứa bạn như cùng chia sẽ niềm vui, ùa tới đấm thùm thụp vào lưng chị.
- Mày sướng rồi đó Phú ơi! Mày sắp xa bọn tớ rồi! À mà đi nhớ thư từ về luôn cho bọn tớ nhé. Chị nắm tay mấy đứa bạn siết chặt trong tay mình.
- Đoàn họ ở ty Văn hóa. Loáng một cái là tớ về nhà, tụi mình gặp nhau. Thư từ cho tốn giấy.
Về với Đoàn công việc đầu tiên chị được giao là ủi trang phục cho diễn viên, đây là điều mới mẻ đối với chị. Thật tình chị muốn học hát ngay từ những ngày đầu nhưng thầy nào chỉ dạy chỉ có một trò. Để đạt được nguyện vọng, hàng ngày chị đưa áo quần đến là ủi cạnh bên sàn tập, tay làm việc miệng hát nhẩm theo diễn viên. Thấy chị học hát quá say, có người nhắc:
- Mày dán mắt lên sân khấu chả ngó ngàng gì đến quần áo đang ủi trên tay, không khéo cháy thì khốn đó. Nhìn họ chị cười rồi trở về với công việc.
Những lúc các anh chị nghỉ giải lao, chị tranh thủ tìm gặp chị Mộng Điệp, chị Ngọc Oanh nhờ kiểm tra lại phách nhịp, giai điệu chị vừa học được của diễn viên qua buổi tập. Chỗ nào hát sai, được các chị sửa cho, bắt hát lại cho đúng. Nhờ vậy sau khi đoàn giàn dựng xong tiết mục, hầu như chị cũng đã thuộc toàn bộ các vai diễn của vở diễn.
Mặc dù ở văn công nhưng mỗi năm đoàn có ba mươi ngày chia làm hai đợt về các xã trọng điểm lúa giúp dân thu hoạch mùa. Chị được phân về thôn Di Viên, xã Vĩnh Lâm đi gặt với bà con. Chị vừa đắt chân xuống ruộng đã thấy những con đỉa to như lưỡi vằng từ đâu lao tới bắm lấy cổ chân chị. Chị hốt hoảng vất hết vằng, lúa trên tay vừa chạy vừa kêu cứu như lửa cháy nhà, khiến cả bạn gặt cười vang. Rồi một bà mẹ nào đó không nhớ tên chạy đến gỡ những con đỉa cho chị. Chị vừa hoàn hồn chưa biết tiến thối ra sao thì mẹ bảo:
- Cháu là văn công. Sợ đỉa không xuống ruộng thì ngồi trên bờ hò hát động viên để bà con gặt lúa thay. Cháu hát hay bà con làm gấp đôi. Việc này khó hơn nhiều so với gắt lúa. Lời đề xuất của bà mẹ được cả bạn đồng tình. Còn chị thì “trúng tủ”, vui như mở cờ trong bụng. Chị đưa hai tay lên miệng làm loa:
- Bây giờ cháu xin hò nhé! Tiếng của nhiều người đáp lại.
- Được lắm! Chúng tôi đang nghe đây! Hò đi! Hò đi.
-Đồng lúa mênh mông tắm trong làn gió mới.
Đàn cò trắng chao mình trên dòng kênh mát rượi xanh trong.
Xưa nơi đây ruộng cằn khô cây lúa, lúa chẳng lên đồng
Bây giờ nhìn cảnh quê lúa vàng trịu trĩu hạt, em lại thấy trong lòng sướng vui…
Câu hò dứt, tiếng ngợi khen của nhiều người vọng lên bờ làm chị phấn chấn hát hết bài này đến bài khác không biết mệt. Sáng hôm đó đội gặt có chị Phú gián tiếp tham gia năng suất vượt hẳn lên so với các ngày trước đó. Ngày động viên bà con lao động ngoài đồng, đêm về tập dân ca cho các tổ, nhóm văn nghệ. Ở đâu có chị là ở đó vang lên tiếng hát lời ca không khí nhộn nhịp.
Xong đợt tham gia giúp dân gặt mùa, chị lại trở về với đoàn tiếp tục công việc học tập. Nhờ tiếp thu nhanh, trẻ trung, xinh gái, lại có chất giọng truyền cảm, dân ca, nên thỉnh thoảng chị được điều về phục vụ cho Ủy hội quốc tế và ban Liên hợp hai miền tại khu nhà hiệp thương bắc cầu Hiền Lương trong các lần hội họp. Tại đây có lần chị hát khúc dân ca “Đợi anh vê”, chủ đề đấu tranh thống nhất. Trong lời tương tư khúc có đoạn:
“…Tình là tình đôi ta – không hề xa
Trăm năm cành vẫn bên hoa
Dù gian khổ màn sương đổ
Nhuộm bạc đầu xanh, em vẫn đợi chờ anh…”
Lời bài ca dứt mọi người có mặt trong phòng họp đều vỗ tay, trong đó có cả những người đang ở bên kia chiến tuyến. Ta hát, địch vỗ tay, đây là trường hợp hiếm thấy. Lần đi phục vụ ấy, được đánh giá là ta thắng lợi về ngoại giao trên phương diện đấu tranh chính trị. San lần này chị được các chú các anh trong đoàn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn.
Thời lỳ ở Vĩnh Linh, sau gần một năm có mặt tại đoàn, chị được chọn đóng vai em bé giao liên trong vở “Bà mẹ sông Hiền” của tác giả Hoàng Luyện. Đây là vở ca kịch đầu tiên được tham gia đóng vai đối với chị. Vở diễn đã được phục vụ hàng vạn khán giả ở Vĩnh Linh – Quảng Bình. Từ đó về sau đi đến đâu bà con thường gọi chị là “Cô giao liên” thân tình, không cần biết tên thật là gì. Đóng quân tại Ty văn hóa Vĩnh Linh gần được ba năm, đầu năm 1960 đoàn được chuyển ra Hà Nội, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cục biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa thông tin, do lúc này ở Trung ương chưa có bộ môn dân ca Trị Thiên. Hoạt động lúc này không đơn thuần lưu động phục vụ mà còn thu thanh phát trên Đài Tiếng nói Việt
“Lòng mẹ” của Xuân Hoàng do Văn Long và Châu Thành chuyển thể. “Người vợ miền
“…Súng nhớ anh súng lên đồi đứng gác
Mắt nhớ anh mắt soi tìm tàu giặc
Đạn nhớ anh đạn sáng từng viên…”
Từ ngày rời Vĩnh Linh ra Hà Nội vừa tròn hai năm, đầu năm 1962 Đoàn được lệnh trở vào giới tuyến, phục vụ đồng bào chiến sĩ nơi này. Khoảng 8 giờ sáng ngày mồng bốn tết năm ấy. Đoàn đổ bộ xuống đầu cầu Hiền Lương đã thấy giàn sân khấu nổi dựng giữa sông thật bề thế. Trên bờ bà con các nơi đổ về đông nghịch kéo dài gần cây số. Lúc này tại bờ nam bọn cảnh sát, mật vụ canh phòng khá dày đặc dọc giới tuyến. Đường sá ít người đi lại. Thấy vậy chị cũng nghĩ bụng dịp này bà con bờ nam không xem được tiếc lắm. Khi Đoàn biểu diễn chừng mười phút, trên đường có nhiều người xuất hiện, kẻ đi chợ, người gánh nước, giặt giũ lên xuống các bến sông. Nhiều gia đình sáng kiến tháo nhà lợp lại, bằng mọi cách xem cho bằng được văn công của ta ở bờ Bắc. Có những nơi bọn cảnh sát không ngăn được dân chúng. Không khí biểu diễn thật sôi động. Tiết mục sáng hôm đó chị tham gia, múa kiếm và hát tổ khúc dân ca, mở đầu câu hò Mái nhì:
Nhìn cánh nhạn sang sông thêm đau lòng non nước
Ai bắt dòng sông chảy ngược, ai muốn Tổ quốc chia đôi
Qua về cánh nhạn thảnh thơi, người sao đứng đó
Trông người mà đau…
Câu hò dứt, nhiều mẹ, nhiều chị cả hai bờ đưa khăn chấm nước mắt, ai nấy vời vợi trông có ngày thống nhất
Phục vụ xong bà con các xã giới tuyến Đoàn lại lên đường ra Hà Nội tập huấn chương trình. Thời kỳ này Đoàn tiếp tục dựng các vở “Vợ con tôi” của tác giả Văn Lang. Kịch thơ “Hồng hấm” của tác giả Lưu Trọng Lư. “Thoại Khanh Châu Tuấn”… Trong các vở diễn chị đều được đạo diễn giao cho thủ vai chính.
Một kỷ niệm thật khó quên đối với chị là giữa mùa hè năm 1966 Đoàn được lệnh lên đường vào phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong tại A Sao, A Lưới. Sau hơn một tháng lưu diễn dọc tuyến đường Trường Sơn thuộc khu vực Trị Thiên, lúc trở ra địa phận Quảng Bình, Đoàn dừng lại phục vụ một đơn vị pháo binh. Đêm hôm đó diễn vở “Viên đạn súng kíp”. Với giọng ca trẻ trung ấm áp, chị đã gây được ấn tượng khá đậm nét trong vai diễn của mình. Nhiều khán giả quê Bác quen nghe chèo nhưng khi nghe chị hát dân ca Trị Thiên đều tấm tắc khen ngợi. Đêm diễn vừa kết thúc, một đồng chí bộ đội đến xin gặp chị. Đồng chí ấy trao cho chị một mảnh vải dù ngụy trang và một lá thư viết vội, bào đây là quà của thủ trưởng đơn vị gửi biếu chị. Qua thư được biết người đơn vị trưởng tên là Vũ Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn pháo binh quê ở Quảng Trạch – Quảng Bình. Sáng hôm sau chia tay đơn vị, anh Vũ Phong lại bắt chị hát dân ca tặng. Chị lại hát tổ khúc “Đợi anh về” lời hát có đoạn:
Em mãi chờ anh, bao thác ghềnh chờ anh em quyết vượt
Trong bắn giết giam cầm không xiêu lòng em được
Dù quân xâm lược, hòng mua chuộc, phân rẻ tình ta
Gây cành phải lìa hoa
Tình là tình đôi ta, không hề xa, trăm năm cành vẫn bên hoa…
Sau cuộc gặp này, anh Vũ Phong muốn tỏ tình với chị nhưng chị từ chối. Bởi lẽ cuộc chiến chưa kết thúc, rồi đây chẳng biết ai còn ai mất nên khó nói lời hò hẹn. Từ đó về sau mỗi lần ra Hà Nội anh Vũ Phong thường tìm đến Đoàn thăm chị, đề nghị chị hát dân ca cho nghe.
Sau ngày miền
Trong quá trình hoạt động, chị đã tham gia hàng chục vở diễn, rất đam mê với nghề nghiệp. Vai nào chị đảm nhận đều gây được ấn tượng đối với người xem, đặc biệt là giọng ca.
Xét thành tích quá trình hoạt động, năm 1991 chị được Đảng, Chính phủ tặng thưởng danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ ưu tú”.
Sau ngày Quảng Trị lập lại tỉnh, chị chuyển về công tác tại Trung tâm Văn hóa thông tin. Thời kỳ này chị cùng với nghệ sĩ ưu tú Sĩ Cừ có công giúp chi các huyện thị trong tỉnh, các đội văn nghệ không chuyên, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Tỉnh đội… mở hàng chục lớp dạy hát dân ca, góp phần tại nên phong trào hát dân ca Trị Thiên rộng khắp trong toàn tỉnh.
V.M.T
(Ghi theo lời kể của NSƯT Kim Phú)