Tôi là một giảng viên ở trường đại học, thường xuyên tiếp xúc với sách vở, chữ nghĩa. Thỉnh thoảng tôi đi “truyền cảm hứng” cho các học sinh, trong đó, không ít trường đề nghị diễn giả bàn chuyện đọc sách. Điều đó chứng tỏ hiện nay rất nhiều người, nhất là các bậc phụ huynh, có lòng quan tâm đến văn hóa đọc. ![]() Hiện giờ chúng ta đang bị vây quanh bởi công nghệ, trí tuệ nhân tạo, nên mối băn khoăn về đọc sách gắn với môi trường đương đại. Văn minh nhân loại là một diễn trình tiến hóa, hết thời 4.0 sẽ đến 5.0, 6.0, rồi không biết bao nhiêu thời “chấm không” như vậy nữa. Cho dù là thời “n.0” nào đi chăng nữa, theo tôi, sách vẫn tồn tại và đọc sách vẫn là một vấn đề thiết yếu. | ||
![]() Thư viện Quốc gia Pháp | ||
Sách mở ra những chân trời kì diệu, nối lại những nhịp cầu về ký ức hôm xưa, kết những mùa hoa thiện lành vào đời bụi bặm, xoa dịu những hờn buồn từ sâu thẳm thiện căn. Sách là người bạn diệu kì, là người thầy vĩ đại. Vậy nhưng, có phải ai cũng thích đọc sách đâu. Làm sao để kích thích niềm đam mê đọc sách? Tôi nghĩ, con người có một cơ chế rất thú vị đó là thói quen, kể cả xấu lẫn tốt. Nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm “vạn sự khởi đầu... chê” từ việc đội mũ bảo hiểm đến đeo khẩu trang. Nhưng trải qua thời gian, khi đã quen thì nó lại trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống. Thói quen đọc cũng vậy. Mỗi người có thể đặt nhiệm vụ cho mình: mỗi ngày một trang sách, mỗi ngày 15 phút đọc sách, mỗi khi nhìn thấy chữ tôi sẽ đọc cái gì đó... Nhưng như vậy chưa đủ. Thực tế cho thấy việc hạ quyết tâm dễ hơn nâng kỷ luật. Chúng ta thường nghiêm khắc với tha nhân nhưng dễ dãi với bản thân. Có muôn vàn lý do để bạn phá vỡ các nguyên tắc, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch... mà bạn xây dựng. Vậy nên, đặt nhiệm vụ đọc chưa đủ, bạn còn cần phải nghiêm khắc thực hiện nó. Tác giả bài viết "truyền cảm hứng" đọc sách với các em nhỏ
Một cách chủ quan, tôi cho rằng, thói quen đọc sẽ dẫn đến niềm ham thích đọc. Bởi lẽ, như đã nói, sách mở ra cho độc giả muôn vạn sắc màu tri thức, tình cảm, trải nghiệm. Có thể sự thích đọc sẽ không xuất hiện ngay lần đầu tiên, nhưng trải qua thời gian, người đọc có thể bắt gặp những vỉa tầng xúc cảm phù hợp với họ, như trẻ con thích Doraemon, ai đó đọc ngôn tình, xuyên không, đam mỹ, ai đó đọc truyện lịch sử... ![]() Tôi quan sát thấy rằng, đại thể có hai cách: đọc chủ động và đọc bị động. Cách thứ nhất thường đi kèm với sự quan tâm, yêu thích, đam mê. Người thuộc kiểu này thường chủ động lựa chọn và tìm kiếm các kênh để đọc. Và, tất nhiên, đây là kiểu đọc lý tưởng. Cách thứ hai là bị ép phải đọc. Kiểu đọc này thì không dễ chịu và lý tưởng cho lắm, nhưng cứ ép một cách hợp lý thì sẽ dẫn đến hình thành thói quen đọc sách như tôi nói ở trên. Theo đặc trưng của học phần giảng dạy, tôi thường giới thiệu và yêu cầu sinh viên của mình phải đọc tiểu thuyết. Mỗi tuần giới thiệu hai tác phẩm, cho phép sinh viên lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai càng tốt, để đọc. Tuần tiếp theo tôi sẽ hỏi về những cuốn tôi đã giao tuần trước. Không phải cả lớp đều đọc nhưng chỉ cần một số trong đó hoàn thành nhiệm vụ là tôi đã mãn nguyện rồi. | ||
Để hình thành thói quen đọc, đam mê đọc hay văn hóa đọc, bạn phải đi một con đường dài. | ||
Với cô con gái học lớp ba của mình, tôi cũng sử dụng chiến thuật đọc bị động này. Ngoài những lúc cháu chủ động đọc, tôi sẽ đề nghị cháu đọc một cái gì đó trong ít nhất năm phút. Đề nghị ấy cốt để nhắc nhở trong rất nhiều thứ cháu làm hằng ngày thì có một hoạt động mang tên “đọc sách”. Có một sự thực là bạn đừng bao giờ ảo tưởng chiến thuật của mình sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức. Để hình thành thói quen đọc, đam mê đọc hay văn hóa đọc, bạn phải đi một con đường dài.
Một trong những cách đọc khá tiện lợi khác đó là nghe-đọc. Nhiều người trong chúng ta hẳn chưa quên được những buổi nằm còng queo trên giường nghe “Kể chuyện đêm khuya” của Đài tiếng nói Việt Nam qua cái radio thỉnh thoảng lại rẹc rẹc. Với sự phát triển của công nghệ thì việc “đọc” bằng tai bây giờ đã thuận lợi hơn rất nhiều. Bạn có thể truy cập vào rất nhiều địa chỉ như Youtube, Kho sách nói, Sách Nói, SachNoiViet, Nghe Sách Nói Online Hay, Radio Truyện Online, Waka, RadioToday... Bạn cũng có thể tải các phần mềm nghe sách như Fonos, Voizfm, TuneFm... Ưu điểm của các website hay phần mềm này là bạn vừa có thể đọc hoặc nghe, vừa có nội dung miễn phí, vừa có nội dung trả tiền. Bạn cũng có thể tải nội dung về, lưu lại trong thẻ nhớ, USB, ổ cứng di động... để có thể mở trên một số thiết bị loa di động có hỗ trợ khe cắm bộ nhớ ngoài. Tôi đã vận dụng cách này để hỗ trợ một số độc giả đặc biệt, trong đó có bố vợ bị mù và một người họ hàng bị tiểu đường biến chứng giảm thị lực. Hai độc giả này cho tôi thấy một hiện tượng “lạ đời”: người không nhìn thấy khao khát “đọc” hơn người sáng mắt. Ngoài ra, họ thường đề xuất nội dung cho tôi tìm kiếm chứ không phải là cái gì cũng nghe. Điều ấy chứng tỏ ai cũng có “gu” riêng, phù hợp với sở thích, nhu cầu, mục đích đọc. ![]() Cuộc sống vẫn chảy trôi và nhân loại vẫn không ngừng tiến về phía trước. Đến một lúc nào đó, có thể sách giấy sẽ biến mất, sách thực thể vật chất sẽ bị thay thế bởi sách ảo, sách vô hình, không sờ nắn được, nhưng vẫn có thể “đọc” được. Tất nhiên, lúc ấy, cách đọc sách đã khác xa quá khứ và khác xa hiện tại. Có thể ở thời n.0, người ta cũng chẳng cần đọc, cần nghe nữa, mà “ăn” sách, “uống” sách, “ngửi” sách, “tiêm” sách... vào người. Những cách đọc này thật điên rồ nhưng biết đâu đấy! Vậy thì điều gì còn lại bất chấp những biến đổi không ngừng của công nghệ? Tôi nghĩ, quan trọng nhất vẫn là chủ thể hành động và tiếp nhận sự đọc, chính là con người. Sách sẽ tồn tại vĩnh viễn (ở dạng thức này hay dạng thức khác) và đọc sách, vì thế, sẽ vĩnh viễn tồn tại (chỉ là cách đọc sách sẽ thay đổi mà thôi). Nói chuyện xa xôi như vậy chi bằng quay lại một câu hỏi thiết thực hơn: Đọc sách thế nào? Thay vì lăn tăn chuyện sách giấy hay ebook “kẻ tám lạng, người nửa cân” thì hãy kết hợp chúng lại với nhau. Tùy điều kiện phù hợp mà sử dụng. Thay vì chỉ đọc bằng mắt, bằng miệng, thì hãy đọc cả bằng tai. Đọc sách cùng con là niềm vui mỗi ngày
Nếu bạn là một phụ huynh, đừng quên rằng, việc đọc sách cho con là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, thói quen đọc sách có thể rèn luyện được. Muốn con mình có thói quen ấy, trước hết, mình phải có thói quen ấy đã. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, hãy dành ra khoảng 10 đến 15 phút đọc cho con nghe một câu chuyện nào đó. Hãy đọc bằng cả tâm hồn và “diễn” bằng tất cả khả năng mình có để làm câu chuyện thật sự sinh động. Hẳn có người sẽ nói tôi hão huyền, nhưng bất luận thế nào, tôi vẫn tin rằng: Sách sẽ tồn tại vĩnh viễn và đọc sách sẽ vĩnh viễn tồn tại. |
• Nội dung: NGUYỄN ANH DÂN • Hình Ảnh: Nguyễn Anh Dân - I.T • Thiết kế: Nguyên Quý |
16/03/2025 lúc 15:46
TCCVO - Tối nay 15/3, tại Công viên 19/3, thị trấn Diên Sanh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo huyện Hải Lăng cùng đông đảo con em Hải Lăng xa quê và Nhân dân trên địa bàn…
14/03/2025 lúc 09:13
Đốp! Con heo đất vỡ toang, mớ tiền nằm xen lẫn những mảnh vỡ, Khiêm nhanh tay mở mấy tờ giấy bạc bung ra cho thẳng thớm. Những tờ giấy bạc nhăn nhúm, phai màu vì nhuốm mồ hôi và nằm xộc xệch trong cái túi quần khi Khiêm nhét vội.
14/03/2025 lúc 09:09
Tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng nhảy múa của trai gái tại Cha đôi Tamay - một lễ hội nông nghiệp quan trọng nhất trong năm của người Bru - Vân Kiều mừng mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no cho bà con dân bản đã dứt từ lâu, niềm vui vẫn lâng lâng, xao xuyến trong lòng khiến Trưởng bản Hồ Suối không sao ngủ được.
13/03/2025 lúc 09:37
Ba mươi lăm năm trước, những ngày tháng 7 năm 1989, Quảng Trị tái lập tỉnh sau
12/03/2025 lúc 12:23
Ngày 6/3/2025, Công an tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, tuyên truyền về an ninh trật tự (ANTT) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Công an tỉnh, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng cán bộ, chiến sĩ làm công tác thông tin, tuyên truyền.
Hiện tại
26°
Mưa
25/03
25° - 27°
Mưa
26/03
24° - 26°
Mưa
27/03
23° - 26°
Mưa