Giai đoạn này cũng là thời điểm công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã bắt đầu thấm sâu vào đời sống xã hội. Một luồng gió mới vừa xốn xang, háo hức lại cũng hết sức dữ dội đang thổi vào lĩnh vực tư tưởng, văn hoá văn nghệ trong cả nước. Trước yêu cầu bức thiết của đời sống văn hoá văn nghệ tỉnh nhà, tờ Tạp chí Cửa Việt đã ra đời. Đây là diễn đàn chính thức của Văn nghệ sĩ Quảng Trị mà cũng là nơi ươm mầm cho nhiều tài năng sáng tạo lâu dài cho quê hương. Ngoài việc giới thiệu các sáng tác Văn học Nghệ thuật trên tất cả cấc chuyên ngành như Văn học, Sân khấu, Hội hoạ, Nhiếp ảnh, Âm nhạc…Tạp chí Cửa Việt còn đảm nhận chức năng sưu tầm. nghiên cứu, giới thiệu bản sắc văn hoá Quảng Trị đến với bạn đọc cả nước và quốc tế. Cửa Việt đã trở thành cửa ngõ giao lưu kết bạn với đội ngũ văn nghệ sĩ , các nhà nghiên cứu lich sử văn hoá trên khắp mọi miền dất nước.
Mặc dầu trên dặm đường hình thành và phát triển 20 năm qua, không phảI lúc nào cũng thuận buồm xuôI gió, nhưng Cửa Việt cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ Quảng Trị đã biết vượt lên chính mình, gắn bó máu thịt với mảnh đất Quảng Trị anh hùng, vượt lên sóng to gió lớn , luôn hướng buồm ra xa khơI cùng bạn bè trong cả nước phấn đấu không mệt mỏi vì một nền văn hoá, văn nghệ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì một quê hương dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Mang dáng dấp và số phận con sông Hãn, từ bước khởi nguồn đầy hứng khởi, trảI qua mấy khúc quanh co, gập ghềnh, hội nhập với vài nhánh sông khác để rồi vươn ra cửa biển với sức vóc vạm vỡ như hôm nay, Cửa Việt đã cho thấy ý chí, niềm tin và khát vọng sáng tạo của những người làm báo văn nghệ trên mảnh đất văn nhân này thật đáng tạ hào và trân trọng.
Tạp chí Cửa Việt giai đoạn: 1990 -1992. ( còn được gọi là Cửa Việt bộ cũ)
Chỉ một thời gian ngắn sau khi lập lại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Tạp chí Cửa Việt với tôn chỉ mục đích là diễn đàn văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Quảng trị, nơi giao lưu, gặp gỡ cùng bạn bè văn nghệ cả nước và cũng là mảnh đất ươm tài năng cho sự nghiệp sáng tạo trên mảnh đất sâu nặng nghĩa tình.
Tạp chí Cửa Việt trực thuộc Hội VHNT Quảng Trị
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được bổ nhiệm làm Tổng biên tập
Nhà văn Nguyễn Quang Lập làm phó Tổng biên tập.
Trụ sở Tạp chí Cửa Việt đặt tại Thị xã Quảng Trị.
Kể từ ngày thành lập ra số đầu tiên đến khi tạm đình bản để củng cố tổ chức, Cửa Việt bộ cũ đã tồn tại gần 3 năm , xuất bản 17 số.
- Thời kỳ đầu, Cửa Việt xuất bản 2 tháng/ số với giấy phép tạm thời cấp theo từng số của Bộ Thông tin, sau đó là Bộ Văn hoá Thông tin, Thể thao và Du lịch.
( Năm 1990 xuất bản 5 số, khổ 16x24, 96 trang.
Năm 1991: xuất bản 6 số.
- Năm 1992: xuất bản theo giấy phép thường xuyên của Bộ Văn hoá thông tin Thể thao và Du lịch với 1số/tháng. Đã xuất bản thêm được 6 số nữa.)
Tháng 10/1992, sau khi sô 17 được xuất bản, Tạp chi Cửa Việt tạm thời đình bản để củng cố tổ chức toà soạn.
Chỉ với 17 sô đầu tiên ra mắt bạn đọc, nhưng Cửa Việt ( bộ cũ) đã tạo được một dấu ấn rõ nét trong lòng bạn đọc cả nước. Với khát vọng đổi mới và mở cửa, Ban biên tập Cửa Việt đã cố gắng tập họp được một số bạn đọc, bạn viết có bản sắc, giọng nói riêng, tạo nên một tạp chí văn nghệ khá sôI động. Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới nên nhiều vấn đề về tự do, dân chủ trong sáng tác văn nghệ cũng như trong đời sống xã hội đang mày mò, thể nghiệm cả đối với anh em văn nghệ lẫn công chúng. Tạp chí Cửa Việt bị đình bản được coi như một “ tai nạn” nghề nghiệp, nó càng đúc rút thêm cho những người làm báo văn nghệ nhiều bài học bổ ích để vững bước tiến lên ở giai đoạn tiếp theo.
Tạp chí Văn hoá Quảng trị
Ra đời muộn hơn Cửa Việt một năm, Tạp chí Văn hoá Quảng Trị được coi là người bạn Văn hoá- văn học nghệ thuật cùng song hành với tạp chí Cửa Việt.
Do nhu cầu quản lý sự nghiệp văn hoá, xây dựng một không gian văn hoá đặc trưng địa phương, vào những năm đầu của thập niên 90 và những năm sau đó, hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều xuất bản tờ báo chuyên ngành về văn hoá.
Tạp chí Văn hoá Quảng Trị cũng đã được thành lập theo quyết định số 624/QĐ-UB ngày 2/11/1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.
Tạp chí Văn hoá Quảng Trị trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin .
Nhà văn Nguyễn xuân Đức, tỉnh uỷ viên, phó giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh được bổ nhiệm kiêm chức Tổng biên tập tạp chí .
Trụ sở Tạp chí Văn hoá QT sau nhiều lần thay đổi đã chính thức đóng tại 27 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà.
Tạp chí Văn hoá Quảng Trị là một diễn đàn chuyên ngành văn hoá thông tin của tỉnh. Tôn chỉ chủ yếu của tờ báo là nghiên cứu, giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá những giá trị tinh hoa văn hoá của một vùng đất và đáp ứng nhu cầu thông tin về hoạt động sự nghiệp Văn hoá thông tin trong tỉnh. Tạp chí Văn hoá QT cũng dành số trang thích hợp để giới thiệu các sáng tác phẩm về Văn học nghệ thuật của hội viên cũng như tất cả những cộng tác viên cả nước có tâm huyết hướng về mảnh đất lịch sử này.
Với dung lượng 96 trang, phát hành 1 số/tháng, Tạp chí Văn Hoá Quảng Trị thật sự đã trở thành người bạn đồng hành cùng Cửa Việt trong khát vọng xây dựng một gia tài văn hoá- văn học nghệ thuật mới cho mảnh đất đau thương nhưng vô cùng anh dũng quật cường.
Tạp chí Cửa Việt và Tạp chí Văn hoá Quảng Trị đã hợp lực tạo nên một diễn đàn rông rãI, tập hợp được nhiều bạn viết, bạn đọc cả nước, là những vườn ươm cho rât nhiều tài năng trẻ có cơ hội phát triển trở thành thành đội ngũ kế tiếp cho sự nghiệp văn hoá văn nghệ tỉnh nhà.
Từ tháng 11/1991 đến tháng 3/1994 Tạp chí Văn hoá Quảng Trị đã xuất bản được 17 số.
Tháng 4/1994, UBND tỉnh đã có quyết định sáp nhập Tạp chí Cửa Việt và Tạp chí Văn hoá QT thành một đơn vị lấy tên Tạp chí Cửa Viêt nhưng trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin.
Nhà văn Xuân Đức tiếp tục giữ chức Tổng biên tập.
Trụ sở Tạp chí Cửa Việt ( bộ mới) vẫn đóng ở 27, thị xã Đông Hà.
Tạp chí Cửa Việt giai đoạn : 1994 – 1998.
Trung thành với tôn chỉ mục đích là diễn đàn của những người làm công tác văn hoá-văn nghệ trên quê hương Quảng Trị, kế tục những kinh nghiệm quý báu và thành công của 2 tờ tạp chí tiền thân, rút kinh nghiệm về những sai sót trong quá khứ, Tạp chí Cửa Việt ( bộ mới) đã cố gắng duy trì và phát triển ngày càng rộng rãi dội ngũ cộng tác viên trong tỉnh cũng như cả nước, không ngừng nâng cao chất lượng bài vở và mỹ thuật trình bày, tìm nhiều giảI pháp phát hành với số lượng ổn định. Với định kỳ xuất bản 1 số / tháng, số lượng được duy tưồit 1500 đến 2000 bản/ số, có thể khẳng định Tạp chí Cửa Viêt đã trở thành một tờ báo văn nghệ địa phương có số lượng phát hành lớn.
Đầu năm 1995, nhà văn Xuân Đức được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Văn hoá thông tin. Nhà thơ Lê thị Mây từ Tạp chí Sông Hương được mời chuyển về Quảng Trị để làm phó Tổng biên tập , rồi sau đó bổ nhiệm làmTổng biên tập Tạp chí Cửa Việt thay nhà văn Xuân Đức.
Nhà văn Cao Hạnh được điều động từ TT Văn hoá thông tin về giữ chức phó Tổng biên tập.
Từ khi Cửa Việt ( bộ mới) ra đời cho đến tháng 3/ 1998 trước khi chuyển chủ quản trở về Hội VHNT, đã xuất bản 47 số.
Cửa Việt giai đoạn : 1998 đến nay.
Thể theo nguyện vọng của tất cả Hội viên Hội VHNT, căn cứ vào tình hình ổn định của đơn vị, ngày 11/3/1998, Tạp chí Cửa Việt được chuyển giao trách nhiệm chủ quản trở về Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.
Nhà văn Cao Hạnh được bổ nhiệm Tổng biên tập.
Nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Y Thi làm phó tổng biên tập.
Tạp chí Cửa Việt đến nay (5/2009) đã xuất bản đến số 176 , với định kì 1 số/tháng, dung lượng 96 trang, số lượng phát hành ổn định 1000 bản.
Tạp chí Cửa Việt đã được UBND tỉnh đầu tư Trụ sở mới khang trang tại 128 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà.
* * *
Trải qua chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Cửa Việt, diễn đàn của những người sáng tạo văn hoá, văn học nghệ thuật Quảng Trị đã đồng hành cùng nhịp bước đi lên của đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, đã hoà quyện trong nỗi niềm lo âu và háo hức của văn nghệ sĩ cả nước trên dặm đường vươn tới đỉnh cao sáng tạo vì một nền văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Mặc dầu phải trải qua nhiều thử thách, cam go, nhiều khúc quanh co thăng trầm, nhưng tờ báo văn nghệ của tỉnh đã luôn biết vươn lên, vững vàng trong từng bước đi, luôn luôn khát khao đổi mới nhưng vẫn mang đậm những nét rất riêng của một không gian văn hoá Non Mai- sông Hãn.
Các chuyên mục được hình thành từ những ngày đầu của hai tờ tạp chí tiền thân, đến nay vẫn tràn đầy sức sống và luôn được bạn đọc quan tâm. Rất nhiều tác giả và tác phẩm được giới thiệu ở Cửa Việt đã khắc đậm dấu ấn vào tâm trí người đọc. Nhiều cây bút trẻ xuất hiện lần đầu ở Cửa Việt đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đồng nghiệp. Nhiều người trong số ấy đã trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và có những đóng góp đáng tự hào trên văn đàn cả nước.
Về sáng tác Văn nghệ trên tất cả các thể loại: truyện, ký, thơ, tản văn..v.v..Cửa Việt luôn khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo, không ngừng đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Đây chính là mảng nội dung chính của tạp chí nên luôn được bạn viết trong tỉnh cũng như đồng nghiệp cả nước quan tâm. Những sáng tác văn nghệ trên Cửa Việt thật sự đã tạo nên bức tranh muôn màu của cuộc sống trên mảnh đất Quảng Trị và nhiều miền quê Tổ Quốc. Từ không khí lao động sục sôi trên đồng ruộng, công trường đến những âu lo thường nhật của người dân nơi làng nghèo xóm vắng, từ khát khao cháy bỏng của tình yêu hạnh phúc, đến bao nỗi bất hạnh đắng cay của mảnh đất chứa đựng bao nghiệt ngã của chiến tranh..Văn nghệ sĩ Quảng Trị đã thể hiện sự dấn thân vào cuộc sống thì tờ diễn đàn sáng tác của Hội cũng dấn thân không né tránh mọi gai góc, nhiều khuất lấp cuộc đời.
Có thể khẳng định, các sáng tác phẩm văn học nghệ thuật trên Cửa Việt từ truyện, kí thơ, tản văn..đã tạo nên một bản sắc riêng nhưng không dị lập, luôn tìm tòi đổi mới nhưng lại hết sức trong sáng lành mạnh, là một dòng chảy đầy ắp phù sa trong con sông lớn văn học Việt nam miệt mài hướng về chân thiện mỹ.
Các chuyên mục khác trên tạp chí như Người và đất quê hương, Văn hoá thời đại và các loại hình nghệ thuật khác như Hội hoạ, âm nhạc, nhiếp ảnh… cũng là những mảng đề tài được quan tâm đầu tư và tạo được một nội hàm mạnh mẽ trong việc giới thiệu truyền thống và bản sắc của một vùng đất đặc biệt anh hùng.Bạn bè cả nước cũng như quốc tế đã được hiểu sâu hơn lịch sử, truyền thống và bản sắc mảnh đất, con người Quảng Trị có phần đóng góp xứng đáng của nhiều trang viết trên Cửa Việt.
Trong nhiều năm, bằng nguồn kinh phí ít ỏi của mình, Ban biên tập tạp chí đã cố gắng tổ chức nhiều trại viết, nhiều cuộc thi sáng tác trên tạp chí được đông đảo nhà văn trong tỉnh cũng như cả nước hưởng ứng.
Cửa Việt cũng đã tạo nên sự liên kết chặt chẽ với nhiều tờ báo văn nghệ Trung ương và địa phương các tỉnh bạn như: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, báo Văn Nghệ trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam, các tạp chí Văn nghệ các tỉnh bắc Miền trung..Vì thế nên tờ báo luôn có được sức sống mới với sự cộng tác ngày một đông đúc, bản thân Ban biên tập cũng ngày một trưởng thành.
Công tác phát hành luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với một tờ báo văn nghệ địa phương, nhất là địa phương xa xôi như Quảng Trị. Vì vậy Ban biên tập tạp chí qua nhiều giai đoạn đã hết sức coi trọng công tác này và đã có nhiều sáng kiến, nhiều sự liên kết để cố gắng đạt hiệu quả cao nhất.
Với số lượng ổn định từ 1000-1500 bản/số, Tạp chí CV đã có 70 đầu mối phát hành lớn nhỏ bao gồm: “Công ty phát hành báo chí Trung ương, Công ty văn hoá trí tuệ Việt (Hội Nhà văn Việt Nam)”, đại lí ở các tỉnh : Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắc Lắc, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành Phố HCM. Đặc biệt đội ngũ cộng tác viên phát hành trong tỉnh đã cố gắng đưa được báo về tận nhà trường, các huyện thị, vùng sâu vùng xa của các huyện Hướng Hoá, Đakrông.. Anh chị em phóng viên, biên tập, hành chính cũng tham gia công tác phát hành, tạo ra mạng lưới rộng khắp và ổn định số lượng từng tháng và cả năm.
Cửa Việt mang trên mình trách nhiệm đào tạo, giới thiệu và thử thách các thế hệ cầm bút trên mảnh đất đầy thương nặng khó này. Từ những lớp văn nghệ sĩ đầu đàn có công sáng lập hai tờ Tạp chí văn hoá-văn nghệ như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Đức, Nghệ sĩ nhân dân Xuân Đàm, cùng nhiều nhà văn tên tuổi khác có đóng góp to lớn cho tờ báo định hình như Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Hà, Lê thị Mây, Cao Hạnh , nhiều thế hệ kế tiếp đã xuất hiện trên Cửa Việt và nhanh chóng trưởng thành có uy tính trên văn đàn cả nước như Trần Thanh Hà, Nguyễn Hữu Quý, Văn Xương , Hoài Quang Phương, Phan Văn Quang, Nguyễn Tiến Đạt, Đinh Như Hoan, Lê Đức Dục v..v..Rồi một lớp cây bút trẻ xuất hiện gần đây đang rất sung sức báo hiệu cho một thế hệ mới trong tương lai gần sẽ là trụ cột của văn nghệ Quảng Trị như Cát Miên, Minh Quốc, Trần Hoài v..v..
Hai mươi năm, một quãng thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để khẳng định sức sống của một tờ báo văn nghệ địa phương như Tạp chí Cửa Việt. Dù có nhiều sóng gió, thậm chí là vấp ngã, nhưng bản lĩnh và khát vọng vươn lên của con người trên mảnh đất này đã tạo nên niềm tin, chỗ tựa để văn nghệ sĩ Quảng Trị nói chung, những người làm báo văn nghệ nói riêng không bao giờ nao lòng chùn bước, không lúc nào nguôi ngoai niềm khao khát được sống , được sáng tạo phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng. Mang trên mình tên của một con sông, một cửa biển với vô vàn thác ghềnh bão táp nhưng cũng chói lọi biết mấy chiến công và dạt dào khôn xiết ứoc mơ vươn ra bể cả, Cửa Việt đã, đang và sẽ xứng đáng với tầm vóc và chiều sâu ngàn đời của dòng Thạch Hãn huyền thoại của vùng đất thiêng Sông Hãn- Non Mai