* CỨ TRAO CHO TRÒ NGHÉO LÀ VUI LÀ HẠNH PHÚC, CHẲNG CẦN GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG!
Đến ngày 15/10/2022 quỹ CHO CON đã nhận được hỗ trợ 2,9 tỷ đồng và kịp thời trao:
+ Trao 228 học bổng tổng tiền 2,28 tỷ đồng cho học trò;
+ Giúp 23 em được hỗ trợ lâu dài (tối thiểu 500 ngàn/tháng cho đến khi học xong cấp THPT và 8 em học đại học 1 triệu/ tháng và nhiều em trong số này hàng tháng nhà tài trợ sẽ chuyển trực tiếp cho các em không qua quỹ CHO CON).
- Tặng quà (tết, khai giảng) cho học sinh nghèo: tiền mặt, áo ấm, sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập kết nối tặng xe đạp điện cho một số học sinh, hơn 200 xe đạp cho học sinh các trường, 2 máy tính cho sinh viên đại học.
-Tặng giường ngủ, đồ dùng cho gia đình học sinh quá khó khăn; hỗ trợ xây dựng góc học tập cho học sinh nghèo, tặng sách, tủ sách... cho một số trường học.
- Quyên góp (tiền mặt) tặng giáo viên bị bệnh tật hiểm nghèo (chạy thận, ung thư....), các bệnh nhân ung thư nằm viện phải ở lại viện nhân dịp tết..
- Kết nối và quyên góp kinh phí để làm nhà, sửa nhà cho các học sinh quá khó khăn.
- Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ Cô đã cùng bạn và học trò cũ đi thăm, động viên 29 mẹ Việt Nam anh hùng trên toàn tỉnh Quảng Trị.
...
34 năm giáo dạy (9 năm làm hiệu phó), hơn 20 năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi toán tại thành phố Đông Hà, năm 2013, Cô nghỉ hưu và từ tháng 12 năm 2018 đến nay đã thành lập, phát triển quỹ CHO CON giúp học trò mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn,...
Nay cô đã ngoài 60 tuổi, cũng bận bịu cháu con như những người bà, người mẹ khác; chồng cũng đã mất hơn 10 năm vì ung thư... nhưng Tâm thực sự vì người - đó là bí quyết giúp cô Thái Thị Lan (cựu giáo viên dạy toán, hiện ở số 2, Điện Biên Phủ, thành phố Đông Hà, Quảng Trị) kiên trì làm từ thiện ý nghĩa lớn như vậy!
* VUA TOÁN SỐ HỌC
Tháng 8/1945 Thầy tham gia dạy bình dân học vụ, tại Cam Ninh (Cam Lộ); và kể từ ấy, Thầy kiên trì miệt mài tự học xứng đáng 32 năm giảng dạy, giáo dục, nên vui mừng học trò của Thầy đông lắm và cũng trưởng thành, trải dài, rộng khắp: từ trường cấp 1 Lâm Thủy, trường cấp 1 Vĩnh Tùng, trường cấp 1 và 2 Vĩnh Linh, trường cấp 1 Vĩnh Nam, cấp 1 Vĩnh Giang, rồi Hiệu trưởng cấp 1 Hồ Xá, trường THSP Vĩnh Linh, phó thanh tra ty giáo dục Vĩnh Linh, Hiệu phó trường THSP và Bồi dưỡng Bình Trị Thiên, rồi lãnh đạo trường THSP Đông Hà cho đến khi nghỉ hưu.
Nay Thầy tuổi đã 91 (sống bình dị cùng các con gái đều là cô giáo tại khu phố 2, Đông Giang, Đông Hà) nhưng luôn say sưa kể tình cảm thầy trò và cũng luôn nhắc lại những dấu ấn tươi đẹp của 25 năm (sau khi nghỉ hưu) làm công tác khuyến học khuyến tài và công tác người cao tuổi.
Mỗi lần tự hào giới thiệu về Thầy, rất nhiều quý thầy cô cũng say sưa kể mãi những câu chuyện thầy giáo Hoàng Ngọc Diệm giỏi toán, ngay thời Bình Trị Thiên đã xứng danh “vua” toán số học; và chắc chắn không quên kể thêm con gái của Thầy cũng rất giỏi toán và tiếng Việt khi chưa đủ tuổi đi học.
* LUÔN LAN TỎA, KHÔNG CHỈ TRANH HOA LÁ...
…
Cái lạnh hoang vu lạnh đến thấu xương
Cái nắng mùa hè mòn da nhão thịt
Cái rét mùa đông sưng chân rụng tóc
Nhìn đất, nhìn trời chúng tôi lại nhìn nhau
(Chuyện bây giờ thành cổ tích xa xưa - Nguyễn Quang Hà)
Khắc nghiệt và đói khổ hơn vậy, nhưng trường TH vừa học vừa làm Tân Lâm ra đời - Mái trường duy nhất ở miền Trung lúc bấy giờ có thể nâng đỡ cho cái “chữ” và đỡ đần cho cái “ăn”. Học sinh của Trường vừa đi học, vừa tham gia lao động sản xuất, tuy phải sống một cuộc sống xa gia đình, xa người thân nhưng đổi lại là vừa được tiếp thu kiến thức cho bản thân, vừa giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Đứa trẻ mười bốn tuổi là tôi hồi đó đã tìm đến với Trường như tìm đến một sự cưu mang... và biết bao những đứa trẻ không có điều kiện để có thể đi học một cách bình thường.
Giảng dạy, học hành trong những tháng ngày ấy, thầy trò nỗ lực vươn lên. Không có học sinh ngợi ca, viết về thầy cô mình như: “Tôi cứ nhớ mãi cái ngày về Tết cùng cô giáo dạy Văn của chúng tôi là cô Võ Thị Quỳnh. Từ chập tối, cả lớp 9C của chúng tôi cùng các bạn lớp A, lớp B đã tập trung đông đủ trước cổng trường để về quê. Năm ấy, rét thấu xương mà chẳng ai trong số chúng tôi có áo để mặc cho đủ ấm. Tưởng đi bộ thì có thể ấm lên, nhưng đã đi bộ hơn 4 km về đến đoạn Tân Tường dọc Quốc lộ số 9 rồi mà cả cô và trò đều lạnh buốt. Thấy tôi run cầm cập, cô Quỳnh vội nhường cho tôi chiếc áo len đan lỗ màu trắng mà cô đang mặc. Tôi mặc áo của cô, cảm nhận được hơi ấm của cô truyền qua từng sợi len và niềm xúc động khiến bước chân tôi bay nhảy như thể tôi đang được đi bên mẹ của mình... Đi được một đoạn thì cô giáo của tôi lại bắt đầu run, tôi chuyển lại áo để cô mặc. Cứ thế, chiếc áo đã giữ cho cô trò chúng tôi ấm áp để vượt qua cả chặng đường dài. Đến khi trời sáng hẳn, chúng tôi về đến Bưu điện thị xã Đông Hà.
Tôi nhận ra rằng, dù có khổ đến mấy mà được yêu thương, đùm bọc thì con người ta cũng có thể tự tin để trưởng thành”. (học sinh của thầy cô)
- Chủ nhân hơn mười tập sách CHÂN DUNG NGUYỄN HOÀNG, hàng chục triển lãm tranh hoa lá khắp nơi… Hơn 40 năm giảng dạy nay Cô đang nghỉ hưu nhưng vẫn âm thầm miệt mài, bền bỉ, lan tỏa tập sách LUNG LINH NỤ CƯỜI TÂN LÂM (mối tình đầu dạy học 3 năm, từ 1977 trong thời kỳ đầu gian khó nhưng hào hùng trường anh hùng vừa học vừa làm Tân Lâm).
* TÌM TÒI - SÁNG TẠO - DŨNG CẢM, CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁCH DẠY MỚI
Khi khói lửa chiến tranh chưa nguội tắt, quê hương Quảng Trị còn dày đặc bom đạn và kẽm gai; khi họng súng quân thù còn rình rập bên kia cầu Thạch Hãn, nhưng đáp ứng đòi hỏi cấp thiết đào tạo những tú tài để bảo vệ và dựng xây vùng giải phóng, Thầy là 1 trong 7 giáo viên đầu tiên của trường Trung học Đệ nhị cấp Quảng Trị - Trường THPT duy nhất vùng giải phóng - tiền thân của trường THPT Đông Hà ngày nay (thành lập ngày 19/9/1973).
Đối với học sinh vùng mới giải phóng rất e dè - chưa quen với chương trình văn chương miền Bắc đậm màu sắc chính trị và triết lý...
Thầy sớm nỗ lực tìm tòi - sáng tạo và luôn dũng cảm chịu trách nhiệm cách dạy mới... giúp các em hòa nhập nhanh, thích thú, sớm phát huy... Và cả quá trình giảng dạy, Thầy đều như thế nên học sinh trường cấp 3 Đông Hà, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị... yêu thích, đánh giá cao và nhớ mãi... thầy Lê Ngọc Minh.
* CÙNG NHAU TƯƠI ĐẸP CHO ĐỜI
Năm 2016 thầy giáo Lý Chí Thành đã thành lập THIỆN NGUYỆN KHE SANH do mình chịu trách nhiệm trưởng nhóm nhằm mục đích chính kết nối và lan tỏa yêu thương. Sau hơn 5 năm hoạt động kết nối và trao quà cho hàng vạn gia đình với kinh phí hàng chục tỉ đồng. Xây dựng một số công trình an sinh xã hội (Đường Xa Rường, Ba Lòng - Ba Tầng, Cu Dông.
Cầu cống Hướng Tân.
Sân trường và đường Húc,...; nhà ở cho các trường hợp đặc biệt (Hồ Thị Mó, Hồ Văn Thông, Hồ Thị Tiên, Hồ Thị Lan,…). Mong muốn những năm tới sẽ xây dựng mái ấm tình thương cho các cháu mồ côi không nơi nương tựa.
Đã 19 năm nay, Lý Chí Thành cùng vợ (Lê Thị Lan Anh) trở thành giáo viên THPT Hướng Hóa và sớm vượt mọi khó khăn nghèo túng, bền bỉ dành nhiều tâm huyết hoạt động thiện nguyện, có ảnh hưởng tốt đến học sinh, phụ huynh và xã hội, tích cực góp TÂM - TRÍ thay đổi vùng núi khó khăn.
Ai ai cũng phấn khởi, tự hào trước những thế hệ học trò nối tiếp, luôn khát khao tri thức; trước những rộn ràng đông vui, tươi mới học hành; trước những đội ngũ cán bộ, giáo viên vượt mọi gian khó, phấn đấu vững vàng tay nghề, nhiệt tâm chăm lo giảng dạy những mầm xanh cho quê hương đất nước.
Trách nhiệm của người thầy thời nào cũng vậy, bao giờ cũng gian lao, khó khăn nhưng thật vinh quang - như những ngọn đèn tiếp nối hành trình khai sáng, tiếp lửa cho bao tâm hồn;
Trong chuỗi ngày âm thầm cống hiến, trong trọng trách trồng người lớn lao luôn xuất hiện và lan tỏa những tấm gương bừng sáng!
Vượt đất cằn sỏi đá
Vượt đói kèm nghèo hèn
Vượt gian khó
Để vươn tới những chân trời mới, hạt giống - mầm xanh được vươn lên mạnh mẽ, cho hạt mẩy những mùa vàng bội thu; và cùng kết nên bao hương sắc trái ngọt cho đời xứng đáng với mong ước của biết bao người lặng lẽ ươm mầm xanh!
Khẳng khái bảo vệ lẽ phải;
Không mành danh lợi thực sự có tư tưởng và hành động vì sự nghiệp giáo dục, cần mẫn vận dụng tài năng đạt hiệu quả cao (chuyên môn, nghiệp vụ, liên kết vận động...);
Và chăm chút tổ ấm gia đình, có trách nhiệm cao với gia đình dòng họ quê hương. Cũng như giữ mình trong cư xử ngoài xã hội, thể hiện năng lực... để hỗ trợ cho sự lan tỏa những gì tươi đẹp, có tư tưởng tiến bộ lớn... là tiêu chí được chọn đại diện nêu trên của quý cán bộ và thầy, cô đã và đang miệt mài công tác trong ngành giáo dục tại tỉnh Quảng Trị mà may mắn chúng tôi được biết.
6 Giờ trước
Sáng ngày 21/1, tại Trung tâm VHTT-TDTT huyện Hải Lăng, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Hải Lăng tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Mừng Đảng - mừng Xuân - mừng quê hương đổi mới”.
10 Giờ trước
Con rắn là hình tượng có sức ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa nhân loại. Từ phương Đông đến phương Tây đều có những huyền thoại về loài vật này. Tùy đặc điểm văn hóa của từng quốc gia, khu vực, con rắn có biểu tượng, ý nghĩa khác nhau. Trong tâm thức của người Việt, rắn là một loài không mấy thân thiện, thậm chí là con vật gây nguy hiểm cho con người. Thế nhưng, có lẽ vì sợ nên rắn lại là loài vật được thần thánh hóa, hoặc được hoán dụ thành các hình tượng trong nhiều bộ môn nghệ thuật.
10 Giờ trước
Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới hứa hẹn với bao khát vọng, một sự khởi đầu tốt đẹp khi thiên nhiên rạo rực non tơ đâm chồi lộc mới, khi lòng người hồ hởi với bao náo nức trước những thành quả đã đạt được qua một năm. Đó chính là những tiền đề đặt ra và kế tiếp hành trình phát huy sức mạnh tiềm năng với bao dự cảm lớn lao, với bao niềm tự hào hứng khởi.
10 Giờ trước
Việt Minh được thành lập vào tháng 5 năm 1941. Thế hệ tôi chỉ biết Việt Minh qua sách vở và người lớn tuổi kể. Sau này ở làng tôi, những người cùng thế hệ ba mẹ tôi vào tuổi trung niên bao giờ gặp nhau hàn huyên cũng nhắc lại thời Việt Minh. Mỗi lần nhắc, đều hát những bài hát xưa cũ, có bài bây giờ còn nghe nhưng có bài hồ như không tìm lại được dấu vết, cả trong sách vở lẫn trên mạng Internet.
10 Giờ trước
Nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, đồng thời tái hiện chúng trong một hình thức mới gắn liền với hội họa và xã hội hiện đại. Qua đó, nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng thông qua các tác phẩm, và chính những tác phẩm này góp phần tôn vinh, quảng bá văn hóa rộng rãi hơn. Như vậy, nghệ thuật đóng vai trò kép: vừa là phương tiện lưu giữ các giá trị văn hóa cổ xưa, vừa là cầu nối để những giá trị đó được tái hiện trong bối cảnh hiện đại.
Hiện tại
26°
Mưa
23/01
25° - 27°
Mưa
24/01
24° - 26°
Mưa
25/01
23° - 26°
Mưa