Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 16/10/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quà của Cồn Cỏ

Tháng Tám năm nay, tôi đi cùng đoàn đại biểu tỉnh ra thăm và chúc mừng huyện đảo Cồn Cỏ kỷ niệm hai mươi năm thành lập huyện. Lãnh đạo huyện đảo đã dẫn đoàn đại biểu đi dạo một vòng quanh đảo bằng xe điện bốn bánh, men theo đường hào xuyên giữa cánh rừng rậm rạp, ngắm hòn đảo nhỏ như một mỏm đất xanh trồi lên từ biển sâu.  

Đảo Cồn Cỏ rất nhỏ, diện tích của nó không quá ba cây số vuông. Dù nhỏ bé, hòn đảo này vẫn có những vẻ đẹp riêng của nó. Điều làm chúng tôi phấn chấn là Cồn Cỏ giờ đây đang bừng lên dáng dấp một đô thị với những dãy nhà cao tầng bên thềm đảo. Những con đường ngang dọc được trải nhựa và lung linh ánh đèn, trường học được xây lên, cảng cá và khu dịch vụ được hình thành. Những cư dân từ đất liền đi ra đảo để xây dựng cuộc sống mới được ở trong những ngôi nhà khang trang, cùng với những vườn rau xanh tốt, gần như quanh năm mùa nào thức nấy.

Cồn Cỏ, một ân tứ của tự nhiên dành tặng cho mảnh đất nắng gió - Ảnh: Thanh Ngọc

Cồn Cỏ, một ân tứ của tự nhiên dành tặng cho mảnh đất nắng gió - Ảnh: Thanh Ngọc

Nhịp sống của Cồn Cỏ có phần nào thay đổi từ ngày đảo được cấp phép khai thác du lịch (2017). Ngoài giờ huấn luyện, lao động xây dựng, chiến sĩ, cán bộ và người dân cùng nhau sản xuất để tự cải thiện đời sống và phục vụ du khách ra đảo. Mỗi tuần thường có ba chuyến tàu cao tốc ra đảo vào mùa nắng, một chuyến mỗi tuần vào mùa mưa. Đến Cồn Cỏ vào bất kỳ mùa nào cũng được thưởng thức trà thảo mộc, chuối chín, rong biển và các món hải sản tươi ngon. Còn các sản phẩm đặc sản của đảo như giảo cổ lam, quả dứa rừng khô, chuối rừng khô, cá cơm khô, tép khô, nước mắm… thì đã được nhiều người mua mang vào đất liền. Ngay trong buổi sáng chúng tôi đặt châđến nhà truyền thống của đảo, mọi ngườđã truyền nhau những thứ hàng “made in Con Co” do dâđảo khai thác và bào chế.

Bờ biển quanh đảo Cồn Cỏ dài hơn sáu cây số, bao quanh bờ là những bãi đá đen rêu phong. Những bãi đá ấy là nơi trú ngụ ưa thích của các loại ốc, hàu. Biển Cồn Cỏ có loại hàu quý hiếm khó nơi nào có được là hàu vua trú dưới tầng nước rất sâu. Con nào cũng to bằng bàn tay người lớn, có con dài tới hai mươi phân. Cả đảo chỉ có vài người lặn được xuống mực nước sâu để đục đá tìm hàu vua. Ở các bãi đá còn có cả ốc nón, ốc thổ, lặn đem về luộc ăn rất ngọt. Đó là chưa nói tới ngư trường quanh đảo rất nhiều loài cá biển, mùa nào loại ấy...

Nói tới cá biển Cồn Cỏ, thì cá cơm có nguồn rất dồi dào. Các tàu cá chỉ cần ra ngư trường xung quanh đảo Cồn Cỏ đã gặp được luồng cá cơm lớn nên mấy năm nay rất nhiều tàu trúng đậm. Nguồn cá cơm dồi dàcung cấp nguyên liệu để dân đảo sản xuất các đặc sản phục vụ du lịch. Ngoài cá cơm phơi khô đóng gói, nước mắm cá cơm cũng đã trở thành đặc sản của Cồn Cỏ.

Bờ biển bao quanh đảo Cồn Cỏ còn có những rạn san hô rất đẹp, lại dồi dào hệ sinh thái rong biển giàu dinh dưỡng. Khi nắng hè le lói, rong nho mọc thành thảm, xanh mọng, báđầy các bãđá. Người dân hái rong nho làm gỏi bổ mát mùa hè. Hết mùa rong nho, sang mùa đông, dân đảo chuyển qua khai thác rong mứt. Năm nào bão nhiều mưa lạnh dai dẳng, rong mứt càng được mùa, hái về cấp đông hoặc phơi khô dùng được cả năm. Rong mứt biển Cồn Cỏ nổi tiếng ngon, đến mùđã được nhiều người trong đất liền kê đơn đặt hàng.

Khi đảo mới bắt đầu mở cửa đón khách du lịch, dân đảo chỉ việc đi hái rong, lặn bắt ốc nón, ốc thổ, hàu vua lên đãi khách. Nhưng gần đây, dân đảo đưa luôn khách đi cùng bởi một số người có hứng thú đi theo. Sau rồi mọi người truyền tai nhau, cuối cùng hầu như ai ra đảo cũng hứng thú với việc ra bãi biển lặn ốc, hái rong.

Gian hàng trưng bày các đặc sản của đảo Cồn Cỏ để du khách mua về làm quà - Ảnh: T.H

Gian hàng trưng bày các đặc sản của đảo Cồn Cỏ để du khách mua về làm quà - Ảnh: T.H

Ở Cồn Cỏ, bước lên khỏi bãi biển mấy bước là đi vào rừng. Với độ che phủ rừng hơn 70%, đảo Cồn Cỏ là một trong số ít nơi tại Việt Nam còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới ba tầng được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Có nhà văn đã ví Cồn Cỏ là “hòn đảo rừng”, phong phú với những cây gỗ quý hiếm, tầng thấp là những loại cây dây leo chằng chịt và những cây thuốc Nam.

Rừng Cồn Cỏ có một loại cây thảo dược quý hiếm là giảo cổ lam năm lá. Ai cũng biết, giảo cổ lam loại năm lá có công dụng chữa bệnh tốt nhất trong tất cả các loại giảo cổ lam. Trước kia, dân đảo vào rừng khai thác giảo cổ lam về bán tràn lan, khiến loại cây thảo dược này có nguy cơ tuyệt chủng. Bây giờ đã khác, huyện đảđã xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây giảo cổ lam để phục vụ du lịch. Chỉ các thành viên Tổ hợp tác chế biến trà giảo cổ lam của phụ nữ Cồn Cỏ được phép vào rừng khai thác cây này. Và khi khai thác, chị em dùng liềm cắt phần thân cây, tránh làm tổn thương rễ để cây tiếp tục phát triển. Giảo cổ lam lấy về phơi khô đóng gói hoặc chế biến thành trà túi lọc bán cho du khách đến tham quan đảo, một số đưa vào đất liền để tiêu thụ.

Mùa khai thác giảo cổ lam trên đảo chỉ diễn ra trong tháng Năm lúc rừng khô ráo, hết tháng Năm thì đóng cửa rừng để cây phục hồi và sinh trưởng. Chúng tôi ra đảo khi mùa thu hoạch giảo cổ lam đã xong, không được thấy những cây giảo cổ lam năm lá trong rừng Cồn Cỏ. Nhưng nhìn những túi trà giảo cổ lam xếp đầy những kệ trưng bày cũng đủ hình dung ra những vạt giảo cổ lam dày đặc, xanh tốt chen chúc trong khu rừng già ẩm ướt.

Trà giảo cổ lam Cồn Cỏ - Ảnh: T.H

Trà giảo cổ lam Cồn Cỏ - Ảnh: T.H

Ngoài cây giảo cổ lam năm lá ấy, rừng Cồn Cỏ còn có rất nhiều cây chuối rừng mọc hoang khắp nơi. Có cả những cây nhàu ra tết quả chín lúc lỉu trên cành. Ở phía đông bắc đảo, còn có một rừng dứa dại mọc dày đặc như thành như lũy. Quả của những loại cây này là vị thuốc quý chữa bệnh, trước đây dân đảo hái đem về nhà chẻ nhỏ phơi khô rồi nấu nước uống quanh năm, nhiều lúc còn mang vào đất liền làm quà. Mãi đến khi tuyến du lịch ra đảo phát triển mạnh, thu hút đông du khách tham quan, dân đảo mới bắt đầu cho ra đời các sản phẩm chuối rừng, quả dứa rừng, quả nhàu rừng đã phơi khô đóng gói đẹp mắt để bán cho du khách.

Hiện nay, Cồn Cỏ đã được quy hoạch nằm trong chiến lược quy hoạch không gian biển quốc gia, rồi sẽ thành một địa chỉ du lịch hết sức hấp dẫn. Mấy năm trở lại đây, du lịch Cồn Cỏ đã thu hút một lượng khách đáng kể. Trò chuyện với lãnh đạo huyện đảo, chúng tôi đã được nghe nói đến nỗ lực xây dựng đảo Cồn Cỏ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, nhưng cũng rất thận trọng. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đảo Võ Viết Cường nói rằng, đảo Cồn Cỏ phát triển du lịch nhưng phải giữ được không gian rừng, biển và cả phạm vi rộng lớn của Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Cồn Cỏ. Trong đó có việc bảo tồn rạn san hô, bảo vệ các loài hải sản quý hiếm đặc biệt là loài cua đá đã từng đi vào thơ ca, bảo vệ rừng nguyên sinh và các cây thuốc quý trong rừng,… Vì thế nên hiện nay các cây thuốc quý và các loài hải sản được dân đảo khai thác chừng mực và bán với số lượng hạn chế để bảo tồn.

Trưa nghỉ lại đảo Cồn Cỏ, cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảđón tiếp thân tình và ấm cúng. Chúng tôi được thưởng thức các món hải sản tươi ròng mà bà con khai thác ở biển từ sáng sớm. Và trước khi lên tàu trở lại đất liền, chúng tôi lại được lãnh đạo huyện đảo gửi tặng cho mỗi người một túi quà có các sản phẩm đặc sản của đảo là trà giảo cổ lam, chuối hột rừng, nước mắm, cá cơm khô... Đây là lòng mến khách ưu tiên của Đảng bộ, chính quyền và quân dân huyện đảo Cồn Cỏ đối với đoàn đại biểu ra đảo dự lễ kỷ niệm hai mươi năm thành lập huyện.

Món quà được chuẩn bị hết sức chu đáo và chân tình, gói ghém cuộc sống từ đảo nhỏ san sẻ vào với đất liền. Và vì thế nó cũng trở nên quý giá biết bao đối với tất cả chúng tôi. 

THANH HÀ
Chuyên đề 14 Quà quê

Mới nhất

Địa danh và quá trình phát triển vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử (kỳ 2)

2 Giờ trước

Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), từ tháng 2/1976, thực hiện Nghị quyết 245-NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra nghị định về việc giải thể khu vực Vĩnh Linh để sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên mới được thành lập, bao gồm tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (của miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên của miền Nam(25).

Địa danh và quá trình phát triển vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử

2 Giờ trước

*Vài nét về địa danh Đông Hà Theo các nguồn tư liệu và thư tịch cổ mà chúng ta biết đến hiện nay thì địa danh Đông Hà xuất hiện đầu tiên trong ghi chép của Nhà bác học Lê Quý Đôn vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đó là vào năm 1776, khi ông giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở Thuận Hoá.

Khởi sắc Vĩnh Ô

3 Giờ trước

Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, từ những chắt chiu trong cuộc sống thường ngày, cần cù trong lao động, học hỏi, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh đã mang đến những đổi thay về vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào Vân Kiều ở xã Vĩnh Ô và từng bước đưa nơi này thoát dần những khó khăn đeo đẳng bao đời.

Hiền Lương - Bến Hải nơi biểu trưng cho khát vọng hòa bình

4 Giờ trước

Năm 2024 được sự đồng ý của Trung ương, tỉnh Quảng Trị phối hợp với các ban, bộ, ngành tổ chức lễ hội Vì Hòa bình, cụm di tích Hiền Lương - Bến Hải là địa điểm trọng tâm tổ chức lễ hội đặc biệt này.

Tập huấn nghiệp vụ làm phim tài liệu, phim phóng sự truyền hình tại Quảng Trị

21 Giờ trước

Sáng ngày 15/10/2024, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị khai mạc lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ làm phim tài liệu, phim phóng sự truyền hình.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

17/10

25° - 27°

Mưa

18/10

24° - 26°

Mưa

19/10

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground