LTS: Nhân dịp đón tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tạp chí Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị để cùng nhìn lại bức tranh tổng quan năm 2023 và phác thảo những hướng đi mới để phát triển văn hóa, VHNT trong thời gian tới.


PV: Xin cảm ơn đồng chí đã nhận lời “xông đất đầu năm” trên Tạp chí Cửa Việt. Việc phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến để tạo động lực đột phá, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà năm qua như thế nào, thưa đồng chí?


LTS: Nhân dịp đón tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tạp chí Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị để cùng nhìn lại bức tranh tổng quan năm 2023 và phác thảo những hướng đi mới để phát triển văn hóa, VHNT trong thời gian tới.


PV: Xin cảm ơn đồng chí đã nhận lời “xông đất đầu năm” trên Tạp chí Cửa Việt. Việc phát huy những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến để tạo động lực đột phá, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà năm qua như thế nào, thưa đồng chí?

Các giá trị văn hóa, truyền thống đã được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực thông qua việc bảo tồn, thống kê, tư liệu hóa, phục dựng và truyền dạy trong cộng đồng dân cư đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh năm 2023.

Đồng chí Hoàng Nam:

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng, củng cố thêm nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 với những thuận lợi và thách thức đan xen; là năm diễn ra các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước. Kinh tế của tỉnh tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, có 15/18 chỉ tiêu đạt và vượt, có 3/18 chỉ tiêu tiệm cận kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt 6,68%, GRDP bình quân đầu người đạt 71 triệu đồng/người. Tổng thu ngân sách đạt trên 3.820 tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch dự toán, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 24.220 tỉ đồng.

Quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều dự án động lực đã được khởi động, khởi công. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đạt được kết quả rõ nét. Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2023 như tổ chức thành công rất tốt đẹp, tạo được điểm nhấn, được đánh giá cao, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với Nhân dân và bạn bè trong nước, quốc tế.

Các giá trị văn hóa, truyền thống đã được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực thông qua việc bảo tồn, thống kê, tư liệu hóa, phục dựng và truyền dạy trong cộng đồng dân cư đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh năm 2023.

Hệ thống di tích đã được tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tập trung triển khai công tác quy hoạch trùng tu, tôn tạo gắn với phát huy giá trị di tích. UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 02 dự án trung tu, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; chỉ đạo hoàn thành hồ sơ 21 dự án tu bổ tôn tạo di tích theo tinh thành Nghị quyết số 167 của HĐND tỉnh.


Đồng chí Hoàng Nam:

Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng, củng cố thêm nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 với những thuận lợi và thách thức đan xen; là năm diễn ra các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước. Kinh tế của tỉnh tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, có 15/18 chỉ tiêu đạt và vượt, có 3/18 chỉ tiêu tiệm cận kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt 6,68%, GRDP bình quân đầu người đạt 71 triệu đồng/người. Tổng thu ngân sách đạt trên 3.820 tỷ đồng, đạt 93,8% kế hoạch dự toán, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 24.220 tỉ đồng.


Quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều dự án động lực đã được khởi động, khởi công. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đạt được kết quả rõ nét. Các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2023 như tổ chức thành công rất tốt đẹp, tạo được điểm nhấn, được đánh giá cao, tạo được ấn tượng sâu sắc đối với Nhân dân và bạn bè trong nước, quốc tế.

Các giá trị văn hóa, truyền thống đã được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực thông qua việc bảo tồn, thống kê, tư liệu hóa, phục dựng và truyền dạy trong cộng đồng dân cư đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng - an ninh năm 2023.

Hệ thống di tích đã được tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tập trung triển khai công tác quy hoạch trùng tu, tôn tạo gắn với phát huy giá trị di tích. UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 02 dự án trung tu, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị và những điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; chỉ đạo hoàn thành hồ sơ 21 dự án tu bổ tôn tạo di tích theo tinh thành Nghị quyết số 167 của HĐND tỉnh.

Lĩnh vực du lịch năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động truyền thống, UBND tỉnh đã chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, tổ chức nhiều hoạt động quy mô như: thí điểm các hoạt động văn hóa, ẩm thực, vui chơi giải trí tại tuyến Phố đêm quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh vào thứ 7 hàng tuần đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách tới trải nghiệm; Triển khai thực hiện chương trình du lịch về đêm tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, Bến thả hoa trên sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Lễ hội Ẩm thực “Hồn dân tộc - Vị quê hương”, Chương trình văn hóa nghệ thuật giải trí đặc biệt - Countdown năm 2024.... UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược triển khai các dự án du lịch…Đồng thời, chỉ đạo tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để đưa nguồn khách đến tỉnh Quảng Trị.

Tổng lượng khách năm 2023 là 2.030.000 lượt, tăng 10,93% so với kế hoạch tăng 30,96% so với cùng ký năm 2022; doanh thu xã hội 1.820 tỷ đồng, doanh thu chuyên ngành đạt 680 tỷ đồng. Lượng khách đến tham quan, thăm viếng tại các điểm di tích, bảo tàng trên địa bàn tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 với khoảng 298.000 lượt khách. Trong đó, khách miễn giảm vé theo quy định khoảng 13.000 lượt, khách dâng hương tưởng niệm và tham quan 213.000 lượt, khách thu vé khoảng 72.000 lượt, doanh thu ước đạt 7,071 tỷ đồng (tăng 130% so với năm 2022).

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được triển khai sâu rộng, phong trào rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại người dân hưởng ứng mạnh mẽ, tỷ lệ vượt so với chỉ tiêu đặc ra. Trong năm, ngành văn hóa, thể thao, du lịch, các cấp, các ngành đã tổ chức niều giải thi đấu tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh góp phần rèn luyện nâng cao thể chất tinh thần cho người dân. Thể thao thành tích cao tiếp tục duy trì, phát triển theo hướng chuyên nghiệp và có thêm thành tích mới, tổng số huy chương năm 2023 đã vượt xa năm 2022 với 93 huy chương các loại trong đó 19 HCV, 35 HCB, và 39 HCĐ; đặc biệt có 1 HCV giải Rowing vô địch trẻ Châu Á và 1 HCB môn Ném Lao giải vô địch thanh thiếu niên Đông Nam Á…

Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong năm đã góp phần truyền cảm hứng về niềm tin, về khát vọng tạo động lực cống hiến để mỗi người, mỗi cộng đồng quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lĩnh vực du lịch năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động truyền thống, UBND tỉnh đã chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, tổ chức nhiều hoạt động quy mô như: thí điểm các hoạt động văn hóa, ẩm thực, vui chơi giải trí tại tuyến Phố đêm quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh vào thứ 7 hàng tuần đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách tới trải nghiệm; Triển khai thực hiện chương trình du lịch về đêm tại di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, Bến thả hoa trên sông Thạch Hãn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Lễ hội Ẩm thực “Hồn dân tộc - Vị quê hương”, Chương trình văn hóa nghệ thuật giải trí đặc biệt - Countdown năm 2024.... UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược triển khai các dự án du lịch…Đồng thời, chỉ đạo tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để đưa nguồn khách đến tỉnh Quảng Trị.


Tổng lượng khách năm 2023 là 2.030.000 lượt, tăng 10,93% so với kế hoạch tăng 30,96% so với cùng ký năm 2022; doanh thu xã hội 1.820 tỷ đồng, doanh thu chuyên ngành đạt 680 tỷ đồng. Lượng khách đến tham quan, thăm viếng tại các điểm di tích, bảo tàng trên địa bàn tỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 với khoảng 298.000 lượt khách. Trong đó, khách miễn giảm vé theo quy định khoảng 13.000 lượt, khách dâng hương tưởng niệm và tham quan 213.000 lượt, khách thu vé khoảng 72.000 lượt, doanh thu ước đạt 7,071 tỷ đồng (tăng 130% so với năm 2022).

Phong trào thể dục thể thao quần chúng được triển khai sâu rộng, phong trào rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại người dân hưởng ứng mạnh mẽ, tỷ lệ vượt so với chỉ tiêu đặc ra. Trong năm, ngành văn hóa, thể thao, du lịch, các cấp, các ngành đã tổ chức niều giải thi đấu tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh góp phần rèn luyện nâng cao thể chất tinh thần cho người dân. Thể thao thành tích cao tiếp tục duy trì, phát triển theo hướng chuyên nghiệp và có thêm thành tích mới, tổng số huy chương năm 2023 đã vượt xa năm 2022 với 93 huy chương các loại trong đó 19 HCV, 35 HCB, và 39 HCĐ; đặc biệt có 1 HCV giải Rowing vô địch trẻ Châu Á và 1 HCB môn Ném Lao giải vô địch thanh thiếu niên Đông Nam Á…

Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong năm đã góp phần truyền cảm hứng về niềm tin, về khát vọng tạo động lực cống hiến để mỗi người, mỗi cộng đồng quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển của quê hương, đất nước.

PV: Thưa đồng chí, một trong những hoạt động được dư luận quan tâm và chờ đợi trong năm 2024 chính là Lễ hội Vì Hòa bình. Được biết Lễ hội này đã được đưa ra bàn thảo nhiều năm nhưng vì sao đến năm 2024 mới có thể bắt đầu thực hiện?

Đồng chí Hoàng Nam:

Mục tiêu mà tỉnh Quảng Trị hướng đến khi xây dựng Lễ hội Vì Hòa bình đó là xây dựng Quảng Trị từng bước trở thành không gian văn hóa tôn vinh giá trị của Hòa bình, là biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất bị hủy diệt. Điều này cần một sự chuẩn bị chu đáo và một kế hoạch dài hơi.


Đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt tại các khu mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

UBND tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống ánh sáng và âm thanh Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; đưa vào kế hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; triển khai xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành trong Quý II/2024 dự án dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng; khánh thành giai đoạn 1 dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải; chỉ đạo xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới; tiến hành quy hoạch Công viên thống nhất tại di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, đồng thời đã phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình”, lựa chọn tác phẩm đề xuất xây dựng biểu tượng Ước nguyện Hòa bình tại Công viên Thống nhất…

Ban Tổ chức trao giải thưởng cho các tác giả đoạt giải tại cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề "Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng" năm 2023

Một trong những hoạt động mà lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm đó là việc xây dựng, khắc họa đậm nét hình ảnh Quảng Trị nỗ lực vượt qua đau thương mất mát, vươn lên, đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững, hoà vào dòng chảy lớn của dân tộc và nhân loại qua văn học nghệ thuật. Hai năm liên tục tỉnh đã tổ chức những cuộc thi lớn về sáng tác tác phẩm nghệ thuật, sáng tác ca khúc về Quảng Trị, thi ảnh nghệ thuật, thi video clip về du lịch, thi sáng tác logo và slogan về du lịch… để giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước về mảnh đất Quảng Trị - nơi đang lưu giữ những chứng tích của một thời hào hùng oanh liệt, nay mang tầm vóc thời đại kết nối tình ái hữu quốc tế với trầm tích lịch sử - con người thân thiện - văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

PV: Thưa đồng chí, một kế hoạch được xây dựng bao giờ cũng đi kèm với kỳ vọng thành công và sự dự liệu những trở ngại, khó khăn. Với Lễ hội Vì Hòa bình 2024, cá nhân đồng chí suy nghĩ như thế nào?

Đồng chí Hoàng Nam:

“Hạt giống ở đây chết đi sống lại
hạt gạo kết tinh như hạt muối
cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời”
(Đánh thức tiềm lực - Nguyễn Duy)

Không chỉ nhà thơ Nguyễn Duy mà tôi nghĩ bất cứ cá nhân nào đã trải nghiệm ở nhiều vùng đất trong và ngoài nước sẽ có chung một nhận xét là Quảng Trị có những không gian riêng biệt, đặc sắc mà khó nơi nào có được và tại sao “đóa hoa hòa bình” chỉ nở trên một vùng đất đặc biệt như Quảng Trị!

Tôi nhớ trong quyển sách “Chân, thiện mỹ trong tầm nhìn đương đại” của Howard Gardner (dịch giả Hiếu Tân)* có viết đại ý như thế này: Trong khoa học và trong việc con người tìm hiểu về thế giới, có những chân lý đã được chứng minh; trong cuộc sống, trong lịch sử có những sự thật không thể phủ nhận. Chân - thiện - mỹ phải là cái đích để người ta vươn tới, về phương diện tinh thần. Ý nghĩa của chân - thiện - mỹ ổn định và bền vững trong nhiều nghìn năm, và phần lớn người ta dễ dàng nhất trí với nhau về điểm này.

Có hòa bình thì những giá trị chân - thiện - mỹ mới được phát huy. Hòa bình và xây dựng một nền hòa bình lâu dài, hướng tới phát triển bền vững chính là khát vọng, là mục tiêu cao cả của toàn nhân loại. Khi mà trên thế giới liên tục xuất hiện các “điểm nóng” với xung đột vũ trang, bạo lực và chiến tranh đe dọa sự sống của hàng triệu người dân thì giá trị của an ninh và hòa bình, hơn lúc nào hết, càng cần được củng cố. Tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại là mục tiêu mà cả thế giới đều hướng đến.

Đối với thế giới, Quảng Trị như là "một lời nhắc nhở về phí tổn nhân mạng cho chiến tranh". Vì thế thông qua tổ chức Lễ hội Vì hòa bình, chúng tôi mong muốn mỗi người dân trên thế giới là một đại sứ hòa bình có trách nhiệm cao cả là truyền đi thông điệp tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại. Đồng thời tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra. Với những ý nghĩa đó, Lễ hội Vì hòa bình với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” không chỉ là niềm mong mỏi của người dân Quảng Trị, của nhân dân Việt Nam mà còn là của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Vì thế, Lễ hội này sẽ là một lễ hội mở, tức chỉ có ngày khai mạc bởi mục tiêu mà Quảng Trị hướng đến là bất cứ lúc nào du khách đặt chân đến Quảng Trị cũng cảm nhận được không gian đặc biệt với những cảm xúc đặc biệt trên miền đất thiêng nở đóa hoa hòa bình!

…Tất nhiên khi kế hoạch được triển khai thì đều mong muốn sẽ thành công ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, đầu tư cho văn hóa rất khó khăn và phức tạp chủ yếu là do hiệu quả đầu tư này sẽ không thấy được ngay, mà cần có thời gian và thậm chí là hiệu quả đem lại, lại thể hiện ở những lĩnh vực khác.

"Hai năm liên tục tỉnh đã tổ chức những cuộc thi lớn về sáng tác tác phẩm nghệ thuật, sáng tác ca khúc về Quảng Trị, thi ảnh nghệ thuật, thi video clip về du lịch, thi sáng tác logo và slogan về du lịch… để giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước về mảnh đất Quảng Trị - nơi đang lưu giữ những chứng tích của một thời hào hùng oanh liệt, nay mang tầm vóc thời đại kết nối tình ái hữu quốc tế với trầm tích lịch sử - con người thân thiện - văn hóa riêng biệt, đặc sắc.

PV: Vâng, thưa đồng chí, những sản phẩm, tác phẩm VHNT, công trình văn hóa giúp cho tinh thần của chúng ta thăng hoa, môi trường xã hội lành mạnh, tạo thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, đạo đức của con người... thì khó mà đo đếm, định lượng được. Đầu tư cho văn hóa nói chung, VHNT nói riêng cần ở cả ở con người, tài chính và cơ sở vật chất. Điều này được tỉnh Quảng Trị quan tâm trong thời gian qua như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Hoàng Nam:

Có nhiều giai đoạn, văn hóa đã có sự vượt trước so với sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Trị. Điều đó cho thấy chất văn hóa, cốt cách của người Quảng Trị. Thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động đến đội ngũ văn nghệ sĩ làm công tác trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch, chương trình, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tham gia học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nghiệp vụ, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Đồng thời tổ chức xét tặng, trao tặng, vinh danh các văn nghệ sĩ đạt giải trong các hoạt động trên lĩnh vực do Bộ, ban, ngành, khu vực tổ chức.

Đến nay, qua các đợt xét tặng, toàn tỉnh đã có 27 nghệ nhân được Chủ tịch nước quyết định phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân ưu tú”; 1 giải thưởng Hồ Chí Minh, 2 giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật; 2 nghệ sĩ nhân dân và 9 nghệ sĩ ưu tú. Bên cạnh đó, còn rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân dù chưa nằm trong danh sách xét tặng âm thầm cống hiến và làm rạng dang mảnh đất quê nhà.


Bài phát biểu của Phó Chủ tịch tỉnh Hoàng Nam tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên và trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chế Lan Viên

Bài phát biểu của Phó Chủ tịch tỉnh Hoàng Nam tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên và trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật Chế Lan Viên

Ngoài giải thưởng VHNT hàng năm, Giải thưởng Chế Lan Viên 5 năm xét tặng 1 lần; mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng 2 năm qua tỉnh Quảng Trị đã tổ chức những cuộc thi lớn về VHNT để “tạo sân chơi” cho văn nghệ sĩ Quảng Trị sáng tạo như: Cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề “Quảng Trị - Niềm tin và khát vọng” - năm 2023 với tổng giá trị giải thưởng lên đến 300 triệu đồng; Cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” (1972 - 2022) với tổng giá trị giải thưởng lên đến 400 triệu đồng...

Tất nhiên, sự đầu tư cho văn hóa, VHNT cả ở con người, tài chính và cơ sở vật chất hiện tại chưa đạt kỳ vọng của những người quan tâm và yêu văn hóa. Chúng tôi hy vọng rằng Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm triển khai các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các tỉnh còn nhiều khó khăn như Quảng Trị.

PV: Đồng hành cùng Văn nghệ sĩ tỉnh nhà trong nhiều năm qua, trước thềm năm mới đón xuân Giáp Thìn, đồng chí có điều gì muốn gửi gắm, chia sẻ?

Đồng chí Hoàng Nam:

Ở nước ta, Đảng, Nhà nước rất xem trọng đội ngũ Văn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ - ngoài tài năng còn là trái tim lớn. Chính vì thế Văn nghệ sĩ góp phần làm giàu đẹp và phát triển nền văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc. Tôi nghĩ rằng, quê nhà dẫu còn nhiều “mặn mà muối, nước mắt, mồ hôi/ Dẫu khắc nghiệt, nắng mưa cùng bão tố” nhưng trong trái tim người nghệ sĩ luôn sâu đậm hình bóng quê hương như Danh họa Lê Bá Đảng chia sẻ: “Tôi đã qua lại nhiều nơi, nhà cửa chọc trời, xe cộ nghênh ngang, con người đầy áo, đầy quần, đầy các thứ đắt đỏ, tiền trăm bạc vạn. Bao nhiêu hình ảnh đó chỉ đi qua con mắt mà thôi, chẳng bao giờ đến trái tim như xứ đồng khô cỏ cháy ở quê tôi” và “Quê tôi là một bức tranh đầy màu sắc của tình cảm yêu thương, đầy nhựa sống”.

Nếu chúng ta có gieo trồng, có chăm bón thì chắc chắn sẽ có hoa, có trái. Ví dụ Cuộc thi sáng tác VHNT, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023 là một minh chứng điển hình. Văn nghệ sĩ Quảng Trị đoạt 5 giải thưởng, đứng thứ 2 của khu vực miền Trung (chỉ sau Hà Tĩnh do không có giải A).

Tôi nhớ có một ý kiến nói rằng, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như muốn biết con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn vui, đau khổ, lo lắng và hy vọng ra sao thì rất cần đọc thơ văn Việt Nam. Cũng như thế, những người làm công tác liên quan đến Văn hóa, VHNT có vai trò quan trọng trong việc tác động tình cảm, nhận thức và gìn giữ những tinh túy của dân tộc từ nhiều đời trao truyền lại, phát huy và nhân rộng. Thế nên, văn nghệ sĩ cần “đi trước mở đường” với tinh thần: “Phải biết nhẹ nhàng nâng đỡ, vuốt ve cái lộc của đất trời, cái công lao của mấy đời cha ông đã vun đắp. Ai là nghệ sĩ, nhà văn thì có thể từ đây tìm ra phương cách, đục chạm, vẽ họa, làm thành thơ, thành nhạc, thành tượng, thành tranh, thành cái gì bất hủ cho con cháu sau này, cho con mắt của người xa đến viếng, thì cái dân tộc đang thiếu thốn ngày nay sẽ trở nên giàu có, văn minh” như danh họa Lê Bá Đảng từng chia sẻ.

Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, tôi xin chúc đội ngũ những người làm văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều cảm xúc thăng hoa để sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.

PV: Vâng thưa đồng chí, nếu có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị thì chắc chắn những người làm công tác văn hóa nói chung, VHNT nói riêng sẽ được như “rồng mây gặp hội”. Xin cám ơn đồng chí về cuộc trò chuyện ý nghĩa này!

Minh Anh thực hiện


_______________
*Tác phẩm đoạt Giải Sách Hay lần thứ XI, năm 2022 do Viện Giáo Dục IRED, Dự án Khuyến đọc Sách Hay và Sáng kiến OpenEdu đồng tổ chức./.


PV: Đồng hành cùng Văn nghệ sĩ tỉnh nhà trong nhiều năm qua, trước thềm năm mới đón xuân Giáp Thìn, đồng chí có điều gì muốn gửi gắm, chia sẻ?

Đồng chí Hoàng Nam:

Ở nước ta, Đảng, Nhà nước rất xem trọng đội ngũ Văn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ - ngoài tài năng còn là trái tim lớn. Chính vì thế Văn nghệ sĩ góp phần làm giàu đẹp và phát triển nền văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc. Tôi nghĩ rằng, quê nhà dẫu còn nhiều “mặn mà muối, nước mắt, mồ hôi/ Dẫu khắc nghiệt, nắng mưa cùng bão tố” nhưng trong trái tim người nghệ sĩ luôn sâu đậm hình bóng quê hương như Danh họa Lê Bá Đảng chia sẻ: “Tôi đã qua lại nhiều nơi, nhà cửa chọc trời, xe cộ nghênh ngang, con người đầy áo, đầy quần, đầy các thứ đắt đỏ, tiền trăm bạc vạn. Bao nhiêu hình ảnh đó chỉ đi qua con mắt mà thôi, chẳng bao giờ đến trái tim như xứ đồng khô cỏ cháy ở quê tôi” và “Quê tôi là một bức tranh đầy màu sắc của tình cảm yêu thương, đầy nhựa sống”.


Nếu chúng ta có gieo trồng, có chăm bón thì chắc chắn sẽ có hoa, có trái. Ví dụ Cuộc thi sáng tác VHNT, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023 là một minh chứng điển hình. Văn nghệ sĩ Quảng Trị đoạt 5 giải thưởng, đứng thứ 2 của khu vực miền Trung (chỉ sau Hà Tĩnh do không có giải A).

Tôi nhớ có một ý kiến nói rằng, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như muốn biết con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn vui, đau khổ, lo lắng và hy vọng ra sao thì rất cần đọc thơ văn Việt Nam. Cũng như thế, những người làm công tác liên quan đến Văn hóa, VHNT có vai trò quan trọng trong việc tác động tình cảm, nhận thức và gìn giữ những tinh túy của dân tộc từ nhiều đời trao truyền lại, phát huy và nhân rộng. Thế nên, văn nghệ sĩ cần “đi trước mở đường” với tinh thần: “Phải biết nhẹ nhàng nâng đỡ, vuốt ve cái lộc của đất trời, cái công lao của mấy đời cha ông đã vun đắp. Ai là nghệ sĩ, nhà văn thì có thể từ đây tìm ra phương cách, đục chạm, vẽ họa, làm thành thơ, thành nhạc, thành tượng, thành tranh, thành cái gì bất hủ cho con cháu sau này, cho con mắt của người xa đến viếng, thì cái dân tộc đang thiếu thốn ngày nay sẽ trở nên giàu có, văn minh” như danh họa Lê Bá Đảng từng chia sẻ.


Nhân dịp năm mới Giáp Thìn, tôi xin chúc đội ngũ những người làm văn hóa, đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều cảm xúc thăng hoa để sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị.

PV: Vâng thưa đồng chí, nếu có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, đơn vị thì chắc chắn những người làm công tác văn hóa nói chung, VHNT nói riêng sẽ được như “rồng mây gặp hội”. Xin cám ơn đồng chí về cuộc trò chuyện ý nghĩa này!

Minh Anh thực hiện


_______________
*Tác phẩm đoạt Giải Sách Hay lần thứ XI, năm 2022 do Viện Giáo Dục IRED, Dự án Khuyến đọc Sách Hay và Sáng kiến OpenEdu đồng tổ chức./.


 
 

Bài viết ý nghĩa? Ấn để tương tác:

1 sao - trái tim 2 sao - cười vui 3 sao - ngạc nhiên 4 sao - buồn

Tổng số tương tác: 120 Xem chi tiết

• Thực hiện: Minh Anh • Hình ảnh: Thanh Thọ - PV - C.T.V • Thiết kế: Thanh Ngọc


TẠP CHÍ CỬA VIỆT - HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ
Phó Tổng biên tập phụ trách: Hồ Thanh Thọ
Giấy phép số: 76/GP-TTĐT do CPT,TH&TTĐT cấp ngày 29/5/2020
  Liên hệ tòa soạn
Số 128 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333 852 458
Email: tapchicuaviet@gmail.com
Copyright © 2008 - 2023 Tạp chí Cửa Việt


Phó Tổng biên tập phụ trách: Hồ Thanh Thọ
Giấy phép số: 76/GP-TTĐT cấp ngày 29/5/2020
Liên hệ tòa soạn
Số 128 đường Trần Hưng Đạo, Tp Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333 852 458
Email: tapchicuaviet@gmail.com